Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Bảo tồn và trao truyền tinh hoa văn hóa xứ Đoài

Ly Ly 20:58 15/08/2024

“Sơn Tây là vùng đất mang đậm các giá trị văn hóa xứ Đoài, hòa trong dòng chảy lịch sử, văn hóa của Thăng Long Hà Nội và cả nước. Do vậy, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của Thủ đô trên địa bàn thị xã Sơn Tây cũng chính là nhằm mục đích bảo tồn và trao truyền tinh hoa văn hóa xứ Đoài cho các thế hệ mai sau”, đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội” cho biết.

Chiều ngày 14/8, Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024 do đồng chí Bùi Minh Hoàng – Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) tiếp tục làm việc tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền

Báo cáo về kết quả triển khai 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố Hà Nội trên địa bàn thị xã Sơn Tây, đồng chí Nguyễn Hải Anh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Sơn Tây cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử của UBND thành phố Hà Nội gắn Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hoa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Chương trình số 11-CTr/TU ngày 21/12/2020 về "Phát triển văn hóa - xã hội trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, xây dựng người Sơn Tây thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"; UBND thị xã Sơn Tây ban hành Kế hoạch số 315/KH-UBND ngày 09/7/2019 về tổ chức thực hiện phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng” gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh”.

1.jpg
Người dân đến lễ và đọc Quy tắc ứng xử tại chùa Mía, thị xã Sơn Tây.

Đặc biệt trong năm 2024, thị xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử gắn với tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; việc tham mưu, kịp thời hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các nội dung về nâng cao chất lượng thực hiện bộ Quy tắc ứng xử của UBND thành phố Hà Nội đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong cán bộ, công chức và nhân dân.

Bên cạnh đó, các hoạt động, phong trào thi đua diễn ra cũng là một trong những hoạt động thiết thực để đánh giá ý thức của mỗi đơn vị cũng như cá nhân trong việc thực hiện văn hóa ứng xử nơi công cộng của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Việc duy trì thực hiện các mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã thành nề nếp và đem lại những hiệu quả rõ rệt, về cơ bản tiếp tục được duy trì rộng rãi đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể và 15 xã, phường trên địa bàn Thị xã.

Cùng với đó, việc thực hiện và tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thị xã được quan tâm, chú trọng. 100% điểm công cộng, các điểm di tích, du lịch, khu vui chơi giải trí đã được in, treo pano quy tắc ứng xử nơi công cộng. Có nhiều cách làm hay, phát huy hiệu quả tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Phát triển văn hóa gắn với kích cầu du lịch

Tiến sĩ Trịnh Thị Dung (Ni sư Thích Đàm Thanh), Quản lý chùa Mía, thị xã Sơn Tây chia sẻ, thực hiện Quy tắc ứng xử góp phần giúp địa phương, trong đó có chùa Mía giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Việt không bị mai một.

2.jpg
Đoàn khảo sát tại chùa Mía, thị xã Sơn Tây.

Cũng theo Ni sư Thích Đàm Thanh, để việc tuyên truyền Quy tắc ứng xử triển khai thực hiện hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương, các ban quản lý, các di tích và nhân dân. Bên cạnh đó, các đơn vị cần lưu ý lựa chọn người truyền thông điệp (người tuyên truyền) và phân loại các đối tượng tiếp nhận thông tin để từ đó có hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

Đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khuyến nghị, thị xã Sơn Tây cần tuyên truyền thường xuyên, liên tục, bền bỉ để Quy tắc ứng xử thấm đẫm tới từng cán bộ công chức, viên chức, người dân, từ đó nhằm thay đổi nhận thức dẫn tới thay đổi thái độ, hành vi của mọi người tại công sở và nơi công cộng. Mặt khác cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền sao cho phù hợp với từng khu vực, từng đối tượng; nâng tầm và nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện Quy tắc ứng xử góp phần xây dựng người Sơn Tây – Hà Nội thanh lịch, văn minh.

“Thị xã Sơn Tây hiện được đánh giá là điểm sáng của Thành phố trong thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”, mới đây là Chỉ thị 30 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; gắn phát triển văn hóa với du lịch nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài… Do vậy, thị xã Sơn Tây cần khai thác và phát huy hơn nữa những giá trị thuộc về bản sắc của văn hóa người xứ Đoài – Sơn Tây; hay nói cách khác cần làm sao để văn hóa xứ Đoài tiếp tục lắng đọng trong từng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh”, đồng chí Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh.

3.jpg
Đoàn khảo sát tại chợ Nghệ, thị xã Sơn Tây.

Tiếp thu ý kiến góp ý của Đoàn kiểm tra, đồng chí Nguyễn Hải Anh khẳng định, thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản quy định về thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử của UBND thành phố Hà Nội tới cán bộ, nhân dân trong toàn thị xã để thực hiện có hiệu quả về số lượng và chất lượng nhân rộng mô hình điểm trên toàn thị xã.

“Đặc biệt, tới đây, thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục phát huy lợi thế riêng có của mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Đoài; phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại các ngành công nghiệp văn hóa; ứng dụng công nghệ tiên tiến chuyển đổi số; xây dựng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu, uy tín của Thủ đô, đất nước, quốc tế. Tăng cường hội nhập trên lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển văn hóa gắn với kích cầu về du lịch. Nâng tầm giá trị văn hóa xứ Đoài; xây dựng người Sơn Tây – Hà Nội thanh lịch, văn minh nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới”, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Sơn Tây Nguyễn Hải Anh thông tin thêm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn và trao truyền tinh hoa văn hóa xứ Đoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO