Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Quận Nam Từ Liêm: Chú trọng thực hiện Quy tắc ứng xử theo hướng sâu sát, rõ người, rõ việc

Ly Ly 14/08/2024 20:00

Với phương châm “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, có nhiều đổi mới sáng tạo mang lại hiệu quả; thời gian qua, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, giải quyết công việc với người dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm được nâng cao rõ nét.

Sáng cùng ngày 14/8, Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024 do đồng chí Bùi Minh Hoàng – Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) tiếp tục có buổi làm việc tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Nhiều đổi mới sáng tạo

Qua nghiên cứu báo cáo của quận Nam Từ Liêm cho thấy, khác với một số quận, huyện khác trên địa bàn Thủ đô, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, quận Nam Từ Liêm đã linh hoạt áp dụng nhiều mô hình, hoạt động khác trong triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử như: Mô hình chuyển đổi số; mô hình “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân”; mô hình điểm “Tổ dân phố 5 có, 3 sạch”; mô hình Dân vận khéo; mô hình thay đổi hành vi trong an toàn thực phẩm; cuộc vận động “Tuổi trẻ Thủ đô ứng xử văn minh trên không gian mạng”…

Cụ thể, thực hiện Đề án mô hình chuyển đổi số, ứng dụng trong việc thực hiện cải cách hành chính theo mô hình xã hội hóa được triển khai thí điểm trên địa bàn phường Phương Canh (từ tháng 4/2024) đã giúp chính quyền ngày càng cải thiện chất lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức, cải thiện việc cung cấp dịch vụ công để phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn.

1(1).jpg
Các thành viên trong Đoàn kiểm tra tại bộ phận một cửa phường Mỹ Đình 1.

Mô hình Dân vận khéo Khối Dân vận 10 phường đã thành lập và ra mắt 10 mô hình Dân vận khéo đối với các Tổ dân phố, trong các mô hình đã chú trọng đến nội dung thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Còn đối với mô hình điểm “Tổ dân phố 5 có, 3 sạch” được quận triển khai điểm đối với Tổ dân phố số 3 phường Phú Đô. Các tiêu chí thực hiện trong mô hình gắn với thực hiện xây dựng Tổ dân phố văn hóa, thực hiện phong trào tạo sự lan tỏa và tác động tích cực đến nhân dân trên địa bàn. Nội dung “5 có” của mô hình, đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng như: Thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng và nơi công sở; ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực; trang phục lịch sự, phù hợp hoàn cảnh, chuẩn mực xã hội; hỗ trợ giúp đỡ mọi người xung quanh; quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ em...

Đồng chí Lê Thị Năm, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin quận Nam Từ Liêm chia sẻ, quận triển khai thực hiện 02 Bộ Quy tắc ứng xử gắn với chủ đề công tác năm 2024 thông qua nhiều hình thức, phổ biến, quán triệt đến các ban, ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân trên địa bàn quận. Nhờ đó, đã có nhiều chuyển biến trong văn hóa giao tiếp, ứng xử văn minh hơn tại nơi công cộng và nơi công sở.

5.jpg
Các thành viên trong Đoàn kiểm tra tại bộ phận một cửa phường Mỹ Đình 1.

Về việc triển khai mô hình "Một cửa đô thị hiện đại" tại phường Mỹ Đình 1, đồng chí Trịnh Văn Quế thông tin thêm, phường là một trong những đơn vị được quận lựa chọn triển khai nhiều mô hình điểm, trong đó đáng kể là mô hình "Một cửa đô thị hiện đại". Qua mô hình này nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn đạt hiệu quả cao hơn. Mô hình này bước đầu đã đạt hiệu quả và được người dân ủng hộ cao.

Nhiều giải pháp đồng bộ

Thực hiện nghiêm 02 bộ Quy tắc ứng xử gắn với chủ đề công tác năm 2024 được quận Nam Từ Liêm triển khai bằng nhiều hình thức, phổ biến, quán triệt đến các ban, ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân trên địa bàn quận đã có nhiều chuyển biến trong văn hóa giao tiếp, ứng xử văn minh hơn tại nơi công cộng và nơi công sở.

Để đạt nhiều chuyển biến tích cực nếp sống văn minh, văn hoá trong cộng động dân cư và nơi công sở, UBND quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban, ngành, đơn vị, trường học thuộc quận, UBND các phường triển khai quán triệt nội dung của 02 bộ Quy tắc ứng xử. Phổ biến, tuyên truyền nội dung 02 Quy tắc ứng xử tại các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt phòng, ban, đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện 02 Bộ quy tắc ứng xử trên: Cổng thông tin điện tử của quận, hệ thống đài phát thanh các phường, tại các bảng tin... 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động niêm yết Quy tắc ứng xử tại bàn làm việc để nhắc nhở thực hiện hàng ngày.

2(1).jpg
Đoàn kiểm tra tại Đình Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức; tổ chức triển khai đánh giá, xếp loại hàng tháng, năm trong việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị. Hàng tháng, trong buổi sinh hoạt chuyên môn của phòng, ban, đơn vị có đánh giá kết quả thực hiện Quy tắc ứng xử; nghiêm túc nhắc nhở, phê bình, chấn chỉnh các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm. Ngoài ra, việc thực hiện quy tắc ứng xử là một phần căn cứ đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động hằng tháng đối với cán bộ công chức, viên chức quận Nam Từ Liêm.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức, thực hiện quy tắc ứng xử, kiểm tra công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội được UBND quận quan tâm, chú trọng.

Để có thể đánh giá hiệu quả thực tế một cách tổng quan, Đoàn kiểm tra đã tham quan chợ Thương mại dịch vụ tổng hợp Trung Văn; bộ phận một cửa UBND phường Mỹ Đình 1 và Đình Phú Mỹ (phường Mỹ Đình 2).

4.jpg
Cán bộ hướng dẫn công dân cởi mở, nhiệt tình.

Ghi nhận của phóng viên Người Hà Nội tại bộ phận một cửa UBND phương Mỹ Đình 1 cho thấy, tại thời điểm đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, giờ giấc làm việc; trang phục lịch sự; thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức và công dân cởi mở, ân cần, lịch thiệp.

3(1).jpg
Đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và gia đình phát biểu tại buổi làm việc.

Thông qua kiểm tra thực tế cũng như báo cáo của đại diện quận Nam Từ Liêm, đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và gia đình, trưởng đoàn công tác đánh giá cao sự triển khai bài bản 02 bộ Quy tắc ứng xử của quận Nam Từ Liêm. Đồng chí Bùi Minh Hoàng đề nghị quận Nam Từ Liêm cần nhân rộng nhiều hơn nữa các mô hình hay, hiệu quả; khen thưởng kịp thời nhằm lan toả mạnh mẽ, sâu rộng tới cộng đồng về những gương người tốt, việc tốt trong thực hiện Quy tắc ứng xử tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận.

"Bước qua năm thứ 7 triển khai, thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn thành phố Hà Nội, văn hóa ứng xử trên địa bàn Thủ đô đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở. Đáng lưu ý, những nội dung trong Quy tắc giúp nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, qua đó xác lập các giá trị của công dân Thủ đô trong thời hiện đại, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh", đồng chí Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh.

Thời gian tới, quận Nam Từ Liêm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức; thực hiện hiệu quả Quy tắc ứng xử, gắn việc thực hiện Quy tắc ứng xử với nội dung thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, người Hà Nội thanh lịch, văn minh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Quận Hai Bà Trưng: Hứa hẹn chương trình “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”
    Thông tin từ UBND quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 13 - 15/12/2024 tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ diễn ra Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, các điểm di tích lịch sử và du lịch trên địa bàn quận với chủ đề “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
Đừng bỏ lỡ
Quận Nam Từ Liêm: Chú trọng thực hiện Quy tắc ứng xử theo hướng sâu sát, rõ người, rõ việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO