Bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" gây tranh cãi, người trong cuộc nói gì?

KTĐT| 11/04/2021 17:08

Bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” vừa được trao giải cao nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 2019-2020 đã hứng chịu sự phản ứng gay gắt của độc giả. Trên các diễn, bài thơ trở thành tâm điểm của dư luận với không ít lời bị chê bai là “bài thơ dở nhất nước”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” là tác phẩm có tình thơ chân thành, dung dị, mang ý nghĩa nhân văn.

Nhận nhiều “gạch đá”

Ngày 9/4, báo Văn Nghệ tổ chức trao giải cuộc thi thơ trên báo Văn Nghệ 2019 - 2020 với 2 giải B được trao cho 2 tác giả Tòng Văn Hân (Điện Biên) và Nguyễn Văn Song (Hưng Yên), cùng 4 giải C, 6 giải khuyến khích. Trong đó, tác giả Tòng Văn Hân đoạt giải B cuộc thi với 3 bài thơ: “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, “Nhà dưới nhà trên” và “Làm rể”. Sau lễ trao giải, tác phẩm “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” nhận được nhiều đánh giá hơn cả. Dư luận trong giới văn chương và mạng xã hội có nhiều quan điểm trái chiều lên về chất lượng bài thơ.
Nhà phê bình văn học Lê Thiếu Nhơn trên trang cá nhân đã viết: Ý tưởng phúc đức tại mẫu rất được. Người mẹ có tấm lòng rộng lớn thì người con sẽ gặp nhiều báo đáp may mắn. Tuy nhiên, tác giả viết quá vụng về, nên phơi bày sự ngây ngô. “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” được chọn đăng trên báo, đã là một sự châm chước, còn trao giải thì hơi xem thường độc giả và xem thường thi ca. Mặt khác, nhà phê bình Lê Thiếu Nhơn cho rằng, Giải B trao cho “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” không phải lỗi của tác giả Tòng Văn Hân, mà là lỗi của Ban chung khảo. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng BGK giải thơ 2019 - 2021 đã trao giải cho “bài thơ dở nhất nước”. Bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” thuộc trường phái “tân con cóc” phi thơ, dễ dãi, dông dài và lưu manh. Ông không chấp nhận thể loại thơ “hậu hiện đại” xóa nhòa ranh giới thơ và văn xuôi một cách dễ dãi và nhảm nhí như vậy.
Yêu, ghét là bình thường
Trong cơn thịnh nộ của không ít người, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo cuộc thi - nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” mà nhiều người mang ra cười cợt thực ra rất thú vị ở sự nhân văn, độ lượng. “Lẽ thường, khi chửi kẻ trộm người ta sẽ nguyền rủa kẻ trộm gặp những tai ương, còn “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” lại mong cho kẻ trộm đủ ăn, giàu có, tử tế lên để không phải đi ăn trộm nữa. Tư tưởng đó nhân văn vô cùng, tâm hồn rất cao thượng, độ lượng. Lấy ân báo oán thì oán giảm đi, lấy oán báo oán thì oán chồng chất. Đấy là đạo lý rất hay của dân tộc mình” – nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ. Về việc một số người cho rằng hai bài thơ đó về mặt chữ nghĩa “ngây ngô”, không có vần điệu, nhà thơ Thỉnh cho hay: “Thì thế mới giải Nhì chứ không phải giải Nhất”, và đó là giọng thơ của một người dân tộc sống ở miền núi, rất chân chất chứ không phải “kiểu mơn trớn chữ nghĩa” như các nhà thơ giỏi chữ Việt ở miền xuôi.
Còn theo nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Giải này chưa phải đắc địa. Chính tôi là người đề nghị không có giải A, cũng không có giải B, chỉ có giải C và giải khuyến khích thôi. Nhưng rồi bàn luận kỹ lưỡng tôi đồng ý với hội đồng giám khảo vì đây chỉ là kết quả cuộc thi thơ của một tờ báo. Nó cũng phản ánh đúng tình trạng văn chương của chúng ta hiện nay”. Tác giả của “Hạt gạo làng ta” cũng nhìn nhận: “Rõ ràng là cuộc thi chưa được như mình mong đợi nhưng nó có quá tồi tệ như dư luận phản đối không? Tôi thấy không phải. Chúng ta quá cực đoan nên có những lời thóa mạ nặng nề. Thực chất cũng không đến mức như thế”.
Về phía tác giả Tòng Văn Hân, nhà thơ cho biết, anh làm thơ với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình quảng bá hình ảnh tươi đẹp trong không gian sống của người Thái nói riêng, của người miền núi trên địa phương nói chung đến với đông đảo bạn đọc. Người Thái có quan niệm con người có rất nhiều hồn vía gắn với từng chi tiết trên cơ thể như chân tay, mắt mũi… miệng cũng có hồn vía, nên người ta không nói những từ tục tĩu bởi nói tục sẽ làm cho hồn vía miệng của mình bị ô uế. Nhà văn Khuất Quang Thụy, Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, Trưởng ban tổ chức giải thơ khẳng định, Ban tổ chức "rất trong sáng", còn văn chương thì người yêu người ghét, người này hài lòng người kia không là chuyện bình thường.
Trước những phản ứng trái chiều của dư luận về bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, một số nhà thơ cũng bày tỏ nhiều nghiên cứu khoa học về thuyết người đọc, thuyết tiếp nhận và thuyết hồi ứng của người đọc tại Việt Nam cho thấy từ phong trào Thơ Mới (1932-1945) đến nay, đa số độc giả và cả giới nhà nghề thường thích văn chương kiểu cũ “quen tai quen miệng” hơn. Còn việc đổi mới, cách tân thơ thường chịu nhiều búa rìu oan uổng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Nhiều biện pháp đảm bảo công tác thoát nước, chống úng ngập mùa mưa năm 2024
    UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND về bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành mùa mưa năm 2024.
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
Đừng bỏ lỡ
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Triển lãm trực tuyến giới thiệu bộ sách kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Với mong muốn tạo cơ hội rộng rãi cho bạn đọc tiếp xúc với bộ sách kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, NXB Kim Đồng mở đồng thời 2 triển lãm trực tuyến từ ngày 6/5/2024 - 12/5/2024. Đây là lần đầu tiên, triển lãm trực tuyến dành cho sách được Nhà xuất bản Kim Đồng thực hiện.
  • Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 2 - năm 2024
    Từ ngày 9-10/5, tại quảng trường Nhà hát TP Hải Phòng sẽ diễn ra Chương trình Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử mở rộng “Hải Phòng - Miền di sản 2024”, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ đến từ Đoàn Cải lương Hải Phòng, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" gây tranh cãi, người trong cuộc nói gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO