Bài 4: Yêu cầu chung về an toàn PCCC

Nhóm PV| 21/09/2021 09:42

Tùy vào từng đối tượng cụ thể ở mỗi đơn vị địa phương, ngành, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn,… đặc điểm tính chất, quy mô,… của cơ sở để đưa ra các yêu cầu về an toàn PCCC sao cho phù hợp.

Bài 1: Để quần chúng hiểu về PCCC
Bài 2: Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác PCCC
Bài 3: Nghĩa vụ và trách nhiệm phòng cháy chữa cháy

Các yêu cầu đối với một số đối tượng cụ thể

Yêu cầu về an toàn PCCC đối với khu dân cư được quy định tại Điều 17 Luật PCCC

Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn, các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

Thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chừa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ, phải có giải pháp ngăn cháy, có phương án, lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, có đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.

Yêu cầu về an toàn PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới được quy định tại Điều luật 18 PCCC

Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải đảm bảo các điều kiện quy định cửa cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm khi đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy xác nhận đủ điều kiện; các phương tiện trên khi đóng mới hoặc cải tạo phải được duyệt thiết kế.

Chính phủ quy định các loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Phương tiện giao thông cơ giới của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện.

Yêu cầu về an toàn PCCC đối với chợ, TTTM, kho tàng được quy định tại Điều 25 Luật PCCC

Tại các chợ quy mô lớn và trung tâm thương mại phải tách điện phục vụ kinh doanh, sinh hoạt, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt, sắp xếp các hộ kinh doanh ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy, có phương án thoát nạn và giải tỏa hàng hóa khi có cháy xảy ra.

Tại các kho tàng phải tách điện phục vụ sản xuất, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt, sắp xếp vật tư hàng hóa đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Kho chứa các chất nguy hiểm về cháy, nổ phải là kho chuyên dùng.

Yêu cầu về an toàn PCCC đối với rừng được quy định tại Điều 19 Luật PCCC

Trong quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác rừng phải dựa trên cơ sở phân loại rừng để xác định phạm vi bảo vệ an toàn phòng cháy và chữa cháy, phải phân chia rừng theo mức độ nguy hiểm về cháy và có biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng loại rừng.

Khi lập quy hoạch, dự án phát triển rừng phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho từng loại rừng.

Các cơ sở, nhà ở trong rừng hoặc ven rừng, đường giao thông, đường ống dẫn các chất nguy hiểm về cháy, nổ, đường điện đi qua rừng hoặc ven rừng phải đảm bảo khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với rừng theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi tiến hành các hoạt động trong rừng hoặc ven rừng phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể về phòng cháy đối với rừng.

Yêu cầu về an toàn PCCC đối với bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác được quy định tại Điều 27 Luật PCCC

Tại bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác phải có phương án thoát nạn; có lực lượng hướng dẫn, trợ giúp cho mọi người. Đặc biệt, đối với những người không có khả năng tự thoát nạn, phải có phương án phối hợp với các lực lượng khác để chữa cháy.

Việc tổ chức thực hiện các biện pháp PCCC

Với từng cơ sở, địa bàn cụ thể cần đưa ra các biện pháp thực hiện PCCC, hướng dẫn thực hiện các biện pháp đó sao cho phù hợp với từng đơn vị cơ sở, địa bàn cụ thể. Trong mỗi đơn vị cơ sở cần hướng dẫn quần chúng cách quản lý và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa sinh nhiệt nhằm đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động. Bố trí nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy. Việc bảo quản, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có chảy, nổ xảy ra.

Biểu dương đơn vị, cá nhân làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy

Đơn vị, cá nhân làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy được khen thưởng

Trong quá trình thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật PCCC cần làm tốt công tác Biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác PCCC tại đơn vị cơ sở. Có như vậy mới thúc đẩy được tinh thần tự giác làm tốt công tác PCCC trong quần chúng nhân dân. Đó là phương pháp công tác khoa học, thể hiện tính tích cực chủ động đẩy mạnh phong trào toàn dân PCCC. Biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác PCCC, có được điển hình tiên tiến sẽ thúc đẩy phong trào tiến lên vững chắc và mạnh mẽ. Với ý nghĩa đó cần có kế hoạch xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, để có kinh nghiệm thực tế chỉ đạo phong trào chung.

Tuy nhiên, bên cạnh việc biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác PCCC thì người tuyên truyền viên cần nhắc nhở, phê bình những đơn vị, cá nhân chưa làm tốt hoặc còn vi phạm các quy định an toàn PCCC.

(Hết)

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Bài 4: Yêu cầu chung về an toàn PCCC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO