Bài 2: Tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Tin tức| 02/05/2019 08:38

Nhân tố chính trị - tinh thần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được hun đúc và được phát huy lên một tầm cao mới trong cuộc đụng đầu với đế quốc xâm lược (1954-1975). Nhân tố này giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Bài 2: Tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào khu trung tâm Điện Biên Phủ, chiều 7-5-1954. Ảnh: TTXVN

Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang có nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Trong nước, sự nghiệp đổi mới tuy đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhưng vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Tất cả đang tác động, cản trở không nhỏ tới việc thực hiện nhiệm vụ củng cố, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong những điều kiện đó, cần tiếp tục coi trọng xây dựng, phát huy nhân tố chính trị - tinh thần để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Để làm tốt nhiệm vụ này, trước hết toàn quân cần tập trung vào một số nội dung sau đây:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng đối với công tác chính trị tư tưởng. 

Đi tới và làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, trong đó cấp ủy, tổ chức Đảng giữ vai trò quan trọng cả trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hành chiến dịch. Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay cần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, bảo đảm cho Quân đội luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Muốn thế, trước hết phải thường xuyên chăm lo xây dựng cấp ủy, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Chú trọng xây dựng, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng; đổi mới phong cách, phương thức lãnh đạo, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; đề cao tự phê bình và phê bình, ban hành và chấp hành nghiêm các quy chế lãnh đạo trên các mặt công tác trọng yếu, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tổ chức Đảng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Trong quá trình này, cấp ủy, tổ chức Đảng phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; tích cực đấu tranh, ngăn chặn, không để có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 51-NQ/TƯ ngày 29-7-2005 của Bộ Chính trị khóa IX về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, bảo đảm cơ chế Đảng lãnh đạo Quân đội luôn vận hành thông suốt, hiệu quả. Với vai trò hạt nhân lãnh đạo, Đảng bộ Quân đội thực sự là một khối thống nhất về ý chí và hành động, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Hết sức coi trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ trì, cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm kỷ luật của tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Hai là, thường xuyên đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh của nhân tố chính trị - tinh thần biểu hiện tập trung ở nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, ý chí chiến đấu, tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng của quân và dân ta. Điều đó có được là do chúng ta làm tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của bộ đội. Trong giai đoạn hiện nay, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, định hướng và quản lý tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ.

Trước hết cần trang bị cho bộ đội những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận; mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ý thức cảnh giác cách mạng trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; có nhận thức sâu sắc về tình hình nhiệm vụ, nhận rõ đối tượng, đối tác, âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, có niềm tin tuyệt đối vào đường lối, chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng, vào vũ khí, trang bị, nghệ thuật quân sự và cách đánh Việt Nam; có tinh thần vươn lên làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật; ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể... khắc phục những biểu hiện hoang mang, dao động, thiếu tin tưởng vào vũ khí, trang bị và cách đánh của ta. Xây dựng ý chí quyết đánh, biết đánh và quyết thắng, tinh thần dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, tự lực, tự cường, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội… 

Để làm được điều đó, chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, quy chế giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ và các chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị đối với công tác này. Coi trọng giáo dục chính trị trong các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, văn hóa ứng xử, giao tiếp cho bộ đội, tạo sự chuyển biến toàn diện, vững chắc cả về tư tưởng, ý chí, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ. Tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị sát với nhiệm vụ, đối tượng và đặc thù đơn vị; gắn lý luận với thực tiễn; gắn giáo dục chính trị sát với nhiệm vụ, đối tượng và đặc thù đơn vị; gắn giáo dục chính trị với giáo dục pháp luật, giáo dục cơ bản với giáo dục thường xuyên, giáo dục của tổ chức với tự giáo dục, rèn luyện của mỗi quân nhân.

Cùng với đó, tăng cường công tác tư tưởng, thực hiện tốt các khâu, các bước trong nắm, quản lý và giải quyết tình hình tư tưởng, bảo đảm cho công tác này luôn đi trước một bước, giải quyết kịp thời những vướng mắc về tư tưởng của bộ đội trước sự tác động của các yếu tố tiêu cực, góp phần tạo sự ổn định, đồng thuận trong cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, xây dựng môi trường văn hóa phong phú, trong sạch, lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn, tiêu cực từ bên ngoài thẩm thấu vào đơn vị; thường xuyên chăm lo bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội. Đồng thời, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. 
Bài 2: Tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Di tích “Cụm tượng đài Kéo Pháo”. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Đội ngũ cán bộ các cấp có vai trò quyết định đến kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề chiến lược, khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng, thiết thực góp phần xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 769-NQ/QUTƯ ngày 21-12-2012 của Quân ủy Trung ương “Về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh, có đủ số lượng, chất lượng cao, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, phong cách, tinh thông về nghiệp vụ, gương mẫu trong lời nói và việc làm; có đủ khả năng hoàn thành cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao; là hạt nhân đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ.

Đồng thời, phải chủ động làm tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp theo Quy định 101-QĐ/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Quy định 646-QĐ/QUTƯ của Thường vụ Quân ủy Trung ương; Quy định số 08- QĐi/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII). Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện nói đi đôi với làm, cấp trên làm gương cho cấp dưới, cán bộ làm gương cho chiến sĩ học tập, noi theo. Tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác, thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở.

Bốn là, thường xuyên quan tâm chăm lo bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, cũng như chính sách hậu phương quân đội. Việc bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cũng như chính cách hậu phương quân đội không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với Quân đội, mà còn tạo động lực, củng cố niềm tin, tạo nền tảng chính trị - tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Vì vậy, Đảng, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với gia đình quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng tại ngũ, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo; thực hiện có hiệu quả các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng “Nhà đồng đội”… Điều đó không chỉ góp phần động viên tinh thần, nâng cao đời sống cho các đối tượng chính sách, mà còn là động lực to lớn, thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, đề cao trách nhiệm, khắc phục khó khăn, huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Chiến công lịch sử Điện Biên Phủ cách nay đã gần hai phần ba thế kỷ. Nhưng còn đó “âm vang” của một trong những “cột mốc bằng vàng” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Càng tự hào về chiến công Điện Biên Phủ năm xưa, chúng ta càng phải coi trọng việc nghiên cứu, tổng kết lý luận, tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và đúc rút những bài học lịch sử, bài học kinh nghiệm có giá trị vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Mặc dù hiện nay Quân đội được Đảng, Nhà nước đầu tư trang bị ngày càng hiện đại, nhưng càng hiện đại bao nhiêu thì càng phải quan tâm, chăm lo nhân tố chính trị - tinh thần bấy nhiêu, có như vậy mới phát huy được truyền thống dân tộc, mới xây dựng được một nền nghệ thuật quân sự mang màu sắc dân tộc Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa
Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

(0) Bình luận
  • Phường Khương Đình: Tổ chức tuyên truyền công tác PCCC&CNCH trên địa bàn
    Đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật PCCC&CNCH năm 2024 đối với mô hình chính quyền 2 cấp (Không tổ chức UBND cấp huyện), Đội CC&CNCH khu vực số 13 - Phòng PC07, Công an Thành phố Hà Nội phối hợp UBND phường Khương Đình tổ chức Hội nghị triển khai Luật PCCC&CNCH và các văn bản thi hành Luật cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trên địa bàn phường Khương Đình.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Những kiêng kị trong lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Văn hóa là tinh túy, cốt lõi để Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc
    Thành phố Hà Nội đang chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, nơi hội tụ và lan tỏa giá trị văn hóa của cả nước. Để phát triển bền vững, Hà Nội không chỉ phải vươn lên, phải hướng tới cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế mà đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hiến Thăng Long.
  • [Infographic] Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế 2025
    Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
  • Hà Nội: Không tổ chức đưa khách du lịch đến vùng đang có bão
    Ngày 21/7, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hà Nội Đặng Hương Giang đã ký ban hành Công văn số 985/SDL-KHPTTNDL gửi các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội về việc chủ động phòng chống diễn biến bất lợi của cơn bão số 3 đảm bảo an toàn đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO