Bác sĩ, TS. Nguyễn Ngọc Dũng: Người thầy thuốc giàu tâm huyết

Nguyễn Thị Thiện| 29/10/2020 12:32

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Dũng sinh năm 1974 trong một gia đình nông dân ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Từ gian khó đi lên, anh đã trở thành bác sĩ giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề và hết lòng yêu thương người bệnh.

Bác sĩ, TS. Nguyễn Ngọc Dũng: Người thầy thuốc giàu tâm huyết
Bác sĩ, TS. Nguyễn Ngọc Dũng 
Cậu bé bán kem trở thành sinh viên Đại học Y Hà Nội

Từ khi học tiểu học và trung học, cậu bé Ngọc Dũng đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, nhất là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên. Hoàn cảnh gia đình làm ruộng, nhà đông anh chị em (5 người con), Dũng chăm chỉ phụ giúp cha mẹ việc nhà, việc đồng áng. Những buổi không đi học, Dũng thường đi bán kem để có thêm thu nhập mua sách vở học tập. Ở trường, Dũng luôn đạt danh hiệu học sinh khá và giỏi suốt 12 năm học. Mùa thi đại học năm 1992 - mỗi thí sinh được đăng ký 4 nguyện vọng, Dũng đỗ cả 4 trường đại học, có trường đỗ thủ khoa. Dẫu có nhiều cơ hội chọn nghề mở ra trước mắt nhưng Dũng đã chọn nghề y là sự nghiệp của cuộc đời vì Dũng mơ ước sau này sẽ trở thành bác sĩ chữa bệnh, cứu người. Những năm học tại trường Đại học Y Hà Nội, ngoài việc học tập và rèn luyện như bao sinh viên khác, năm học thứ 3 - năm 1995,  Dũng đã cùng một số bạn chung chí hướng sáng lập Câu lạc bộ Học sinh sinh viên hoạt động nhân đạo - tiền thân của Hội Thanh niên vận động hiến máu nhân đạo Thành phố Hà Nội ngày nay. Dũng cùng các bạn trong câu lạc bộ không những trực tiếp hiến máu mà còn vận động các bạn trẻ trong và ngoài trường hiến máu với mục đích cao cả: cứu người. Do tích cực trong học tập và công tác, anh được các thầy cô giáo và bạn học tin yêu bầu làm lớp trưởng kiêm Bí thư chi đoàn của lớp đến khi tốt nghiệp ra trường. 

Người bác sĩ 58 lần hiến máu cứu người

Được phân công về làm việc tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Nguyễn Ngọc Dũng luôn yêu thương, quan tâm đến người bệnh và đã nỗ lực không ngừng trong công tác chuyên môn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Là người yêu thương bệnh nhân, thấy được giá trị của từng giọt máu, Ngọc Dũng vận động bạn hữu, người thân, đồng nghiệp tích cực hiến máu. Kể từ năm sáng lập Câu lạc bộ học sinh, sinh viên hoạt động nhân đạo từ năm 1995 đến tháng 9/2020, liên tục mỗi năm Ngọc Dũng đều hiến máu từ 2 đến 3 lần, tổng cộng anh đã có 58 lần hiến máu cứu người. Ngoài ra, người bác sĩ trẻ ấy đã nhiều lần tự nguyện tặng tiền hay suất ăn cho các bệnh nhân nghèo; cùng đồng nghiệp góp tiền tặng những chuyến xe tình nghĩa cho những gia đình bệnh nhân hoàn cảnh quá khó khăn với tổng số tiền hàng chục triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều dịp nghỉ cuối tuần, bác sĩ Ngọc Dũng đã không quản ngại, cùng đồng nghiệp lên đường khám và chữa bệnh miễn phí cho người dân ở các tỉnh Nam Định, Phú Thọ, Lai Châu…

Người thầy thuốc say mê nghiên cứu khoa học

Từ tháng 8 năm 2012 cho tới nay, bác sĩ Nguyễn Ngọc Dũng được đề bạt làm Trưởng khoa Tế bào - Tổ chức  học. Tập thể khoa do bác sĩ Dũng quản lý là một đơn vị đoàn kết, luôn hoàn thành tốt kế hoạch, chỉ tiêu, được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều bằng khen của Bộ Y tế... Bản thân trưởng khoa Ngọc Dũng nhiều năm liên tục vừa làm việc, vừa học tập không ngừng ở cả trong nước và ngoài nước. Anh luôn tích cực tham dự và báo cáo tại các Hội nghị khoa học kỹ thuật quốc tế và trong nước, tham gia khảo sát, thực tập sản xuất, kỹ thuật chuyên ngành ở nước ngoài tại nhiều nước như: Trung Quốc, Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore, Italia,  Malaysia, Thái Lan… Với bản tính ham học, trước đó Dũng đã học xong chương  trình sau đại học. Đến năm 2015, Dũng đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Y học với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng huyết học, phân loại và điều trị tấn công bệnh nhân lơ-xê-mi cấp chuyển từ  lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt” đạt loại xuất sắc.  Không những thế, bác sĩ, TS. Ngọc Dũng còn cùng các cộng sự dành nhiều tâm huyết với các đề tài nghiên cứu y học từ cấp cơ sở, cấp Bộ đến cấp Nhà nước, trong đó có nhiều đề tài anh là chủ trì. Chỉ tính vài năm gần đây, anh đã dành nhiều trí lực và tâm huyết cho các đề tài như: Nghiên cứu một số đặc điểm tế bào và mô bệnh học tủy xương bệnh nhân K di căn tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Hội nghị khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2016; Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch bệnh nhân u lympho không Hodgkin tại hạch -2017; Nghiên cứu đặc điểm tế bào, tổ chức học và hóa mô miễn dịch tủy xương ở bệnh nhân U lympho xâm lấn tủy - 2018; Đánh giá sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh sau làm thủ thuật chọc hút dịch tủy cương, sinh thiết tủy xương tại Viện Huyết học và truyền máu Trung ương - 2019…

Đặc biệt, đề tài y học cấp Nhà nước mà Ngọc Dũng là một thành viên góp phần nên thành công: Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tạo máu từ người hiến tặng để điều trị một số bệnh cơ quan tạo máu năm 2015 được coi là phương pháp điều trị tốt nhất, có thể mang lại sự hồi sinh kỳ diệu cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý huyết học và một số bệnh khác… Không ít đề tài nghiên cứu khoa học đó và nhiều bài viết của bác sĩ Ngọc Dũng đã được đăng trên tạp chí Y học thực hành. Ngoài ra Tiến sĩ Ngọc Dũng còn thường xuyên giúp đỡ và bồi dưỡng nhiều cán bộ trẻ về nghiệp vụ. Dù làm công tác quản lý hay chuyên môn, bác sĩ Ngọc Dũng luôn có những ý kiến đóng góp, đề xuất với Ban lãnh đạo Viện áp dụng những mô hình quản lý và giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn, không để xảy ra sai sót, khiếu kiện, nội bộ đoàn kết và tuân thủ các quy định hiện hành, đưa Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hoạt động ổn định, phát triển toàn diện, được các bộ, ngành ghi nhận, đồng nghiệp và bệnh nhân tin tưởng. 

Thành quả của sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi đó là rất nhiều các giải thưởng mà anh đã được nhận. Nguyễn Ngọc Dũng cùng với nhóm tác giả (gồm 9 thành viên) đã đạt giải Nhất “Nhân tài đất Việt 2016” lĩnh vực y tế.  Năm 2017, bác sĩ Ngọc Dũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú. Những năm gần đây, năm nào bác sĩ Dũng cũng đạt các danh hiệu thi đua, được tặng nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2019; bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam  (3/2020). Với những cống hiến của mình, bác sĩ Nguyễn Ngọc Dũng còn vinh dự được nhân Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”; "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn"; “Vì sức khỏe nhân dân”.                                                                                                                                                      
Trong gia đình, bác sĩ Nguyễn Ngọc Dũng còn là một người con hiếu nghĩa, người cha gương mẫu, người chồng thương yêu và biết chia sẻ với người vợ đồng nghiệp - bác sĩ Hương hiện công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Hai con của Ngọc Dũng hiện đang học THPT và THCS đều là những học sinh chăm ngoan, học giỏi. 
(0) Bình luận
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
  • Hà Nội ban hành Quy định xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"
    Ngày 16/4, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 29/2025/QĐ-UBND về ban hành Quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn, tổ dân phố văn hóa"; "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, với phần minh họa của họa sĩ Hồ Quốc Cường.​
  • Phát huy tinh thần Đại thắng mùa Xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) là dịp chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước.
  • “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết với tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
  • [Podcast] Bún ốc – Ẩm thực dân dã đất Hà thành
    Vào những ngày hè oi ả, Thủ đô còn có cả bún ốc nóng – một thứ quà giản dị nhưng đầy duyên ngầm, như chính cách người Hà Nội tìm sự mát lành giữa tiết trời oi nồng đầu hạ. Bún ốc nóng – tưởng như chỉ dành cho tiết trời lạnh, vậy mà mùa hè chạm ngõ nó lại có sức hút kỳ lạ. Một bát bún ốc bốc khói, nước dùng trong veo, thanh mát, xen lẫn vị chua dịu của dấm bỗng, vị ngọt đậm đà của ốc luộc, thêm chút cay nồng của ớt tươi – tất cả quyện vào nhau, làm dịu đi cái nóng hầm hập, đánh thức mọi giác quan.
  • Lãnh đạo Trung ương, TP. Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
    Sáng 29/4, Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Bác sĩ, TS. Nguyễn Ngọc Dũng: Người thầy thuốc giàu tâm huyết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO