Bắc Đảo và trường phái thơ "Mông lung"

Nguyễn Hữu Thăng (giới thiệu và dịch)| 10/06/2020 11:24

Bắc Đảo là nhà thơ đương đại Trung Quốc. Ông sinh năm 1949 tại Bắc Kinh, tên thật là Triệu Chấn Khai, bút danh: Bắc Đảo, Thạch Mặc…, là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của trường phái thơ “Mông lung”. Thơ Bắc Đảo có đặc trưng nổi bật là kết hợp giữa ẩn dụ với hình ảnh tượng trưng, gợi mở, có tính khái quát cao. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới, từng nhận nhiều giải thưởng văn học ở Thụy Điển, Mỹ, nhiều lần được đề cử giải thưởng Nobel văn học. Bắt đầu từ năm 1980, trên

Bài ca chim di trú

Chúng tôi là chim di trú theo bầy
Bay vào lồng giam mùa đông giá rét
Khi bình minh trải màu xanh biếc
Cuộc viễn chinh nhằm thẳng hướng chân trời

Hãy để lông vũ này rụng rơi
Rơi trên đầu những cô gái trẻ
Hãy để cánh chim đương thì chắc khỏe
Kéo lôi cả mặt trời lên

Chúng tôi đang chăn thả mây đen
Phần phật tóc mai xuyên cầu vồng rực rỡ
Chúng tôi đang thả chăn làn gió
Tiếng hát đựng đầy trong chiếc túi bay

Tiếng kêu chúng tôi ở giữa trời mây
Núi băng sợ đến đầm đìa nước mắt
Hoa hồng thẹn đến đỏ bừng sắc mặt
Khi chúng tôi cười chế nhạo mỉa mai

Quê hương phương Bắc ơi! 
Hãy nhận lấy từ chúng tôi giấc mộng
Từ kẽ băng cây vươn cao tỏa rộng
Kết đầy chuông reo vui tiếng leng keng…

Đích thực

Mù dày đặc phủ trắng mỗi cành cây
Trong mái tóc dài xõa buông chuồng ngựa 
Ong hoang dại bay, màu xanh nước lũ
Chỉ bình minh bị chặn bởi con đê

Buổi sớm tinh mơ 
Tuổi chúng mình tôi đã quên tất cả
Băng nứt mu rùa, hòn đá
Mặt nước còn lưu lại dấu vân tay.

Đích thực, mùa xuân đã đến một ngày
Tim rộn rã, khuấy loạn mây trong nước
Mùa xuân không có riêng Tổ quốc 
Mây trắng - công dân cả thế giới này
Tiếng hát của tôi đây.
Xin chào núi trăm hoa
Tiếng đàn bay lơ lửng
Hoa tuyết trong lòng tay nhè nhẹ rung
Khi từng đợt mây mù lùi khuất
Hiện nhịp nhấp nhô những đỉnh núi trập trùng

Di sản bốn mùa tôi đã từng thu thập
Trong thung lũng kia không một bóng người
Hoa dại hái rồi lại sinh sôi tiếp tục
Nở, là thời gian chết chóc mà thôi

Men theo đường nhỏ rừng sâu nguyên thủy
Tia nắng màu xanh lọt qua kẽ lá cây
Một con chim ưng màu nâu đỏ
Tiếng chim dịch lời đồn khủng khiếp núi non đây  

Tôi bỗng hét to lên một tiếng
“Xin chào, núi… Trăm… Hoa”
“Xin chào, ơi… con… trẻ…”
Tiếng trả lời từ thác nước xa xa.

Đó là gió bay trong gió
Khiến vạn vật hòa theo, nháo nhác không yên
Tôi lầm rầm trong miệng
Hoa tuyết trong tay bay xuống vực liền.
Hoa ngũ sắc

Ở bên rìa Thâm Quyến
Em giữ cho tôi mỗi giấc mộng cô đơn
Ơi làn gió lay xào xạc cỏ lá vườn

Mặt trời xa xa chói chang thiêu đốt
Bên bờ sông em ngả bóng in hình
Sóng lăn tăn, thời gian hôm trước lắng chìm 

Nếu khó tránh đến ngày em tàn tạ
Tôi chỉ còn đơn giản một niềm mong:
Hãy giữ như thời hé nở thong dong.

Tôi đi vào trong mưa mù 

Mây đen thời buổi bay lên rơi xuống
Tán loạn đàn chim
Vệt nghiêng màu xanh sẫm
Quất vào rừng cây tối đen
Dường như quất cả một nghìn cây gậy
Quất ngàn trái tim người đã cao niên
Trái tim ơi! Nơi đâu là nhà nhỉ?
Nóc nhà người đâu có biết kiếm tìm?

Lá cỏ ngập say trong thút thít
Cúc non tơ như tỉnh giấc nồng
Gió bảo mưa rằng:
Em là nước, hãy trở về với nước.
Thế là mưa xếp gom mũi nhọn ban đầu
Hợp thành dòng và chảy xuống sông sâu.

Tia sét không lời trên băng giá
Khiến đôi bờ trầm lặng rút ầm ào
Rồi bỗng nhiên hợp lại lúc nào.

Một ngày

Khóa chặt bí mật của mình trong ngăn kéo
Để lại lời bình trên cuốn sách tôi yêu
Bỏ thư vào thùng, đứng tần ngần chốc lát
Gió đo người đi chẳng kiêng nể một điều
Cửa sổ bếp đèn nê-ông lấp lánh
Bỏ một đồng xu vào bốt điện thoại treo

Xin lão già câu dưới cầu điếu thuốc
Tàu trên sông kéo còi vọng vang xa
Trước gương chỉnh áo quần u ám ngoài rạp hát
Qua khói thuốc lờ mờ ta tự ngắm ta
Khi rèm sổ ngăn ồn ào sao biển
Ảnh, chữ đã mờ dưới đèn thắp mở ra.

Mỉm cười - hoa tuyết - ngôi sao

Tất cả đang quay cuồng vùn vụt
Chỉ có em đang lặng lẽ mỉm cười

Từ bông hoa hồng với nụ cười mỉm ấy
Ca dao mùa đông, tôi đã hái rồi

Ơi hoa tuyết xanh nhợt nhạt
Chúng mách bảo điều chi trong tiếng xạc xào?

Trả lời tôi nhé,
Những vì sao có mãi mãi là sao?

Đi thôi

Đi thôi,
Lá rụng bay xuống lũng sâu
Tiếng hát lại không về nhà nữa.

Đi thôi,
Ánh trăng trên băng
Đã tràn ra trên mặt sông rồi đó.

Đi thôi,
Mắt ngóng trông cùng một khoảnh trời
Trái tim gõ trống màu sẩm tối.

Đi thôi,
Chúng tôi không hề quên ký ức
Chúng tôi đi tìm hồ nước của cuộc đời.

Đi thôi,
Ơi hỡi con đường
Đã bay đầy đỏ màu anh túc.
Ngã ba đường
Gió đã ngừng, 
Trên ngã ba đường gió trầm ngâm lặng thổi,
Lan can bồng bềnh trong sương, 
Mở cửa nhỏ ra trong đêm tối.

Màn đêm đang chúc rượu bằng ngọn đèn, 
Song cửa trên con mắt.
Sàng lọc ra vầng sáng của mù sương,
Hãy biết chia tay theo mỗi ngả đường
Như biết học mọi điều trong quá khứ
Hãy biết vui mừng và biết cả buồn thương.

Hãy quay lưng đi,
Để cho ánh đèn lờ mờ rơi trên vai áo.
Có thể em muốn nhẹ nhõm tươi cười,
Mà níu giữ hoa sương hé nở, 
Cùng mù đêm chầm chậm chảy xuôi.

Một chùm

Giữa tôi và thế giới
Em là vịnh, là buồm
Là hai đầu của dây thừng trung thực
Em là gió thổi, suối phun, 
Là tiếng hét hò lanh lảnh thời nhỏ tuổi
Giữa tôi và thế giới
Em là cửa sổ, khung tranh
Là cánh đồng nở đầy hoa dại
Em là hơi thở, là đầu giường
Là tối đêm bạn cùng sao sáng chói
Giữa tôi và thế giới
Em là cuốn lịch, la bàn
Là tia sáng lướt trong tăm tối
Em là lý lịch, là phiếu sách ghi đầu
Là lời tựa đề viết ở phía sau
Giữa tôi và thế giới
Em là bức màn, là dải sương rơi
Là ngọn đèn soi vào giấc mộng
Em là cây sáo, là bài hát không lời
Là tầm mắt phù điêu nhìn xuống 
Giữa tôi và thế giới
Em là kênh đào, là đầm ao
Là vực sâu đang trượt dài thăm thẳm
Em là lan can, là bức tường rào
Là đồ án vĩnh hằng trên lá chắn
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Bắc Đảo và trường phái thơ "Mông lung"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO