Ba Vì: Cụ thể hóa nghị quyết để phát triển kinh tế - Xã hội

Nguyên Hương - Lệ Quyên| 03/05/2021 21:41


Đúng với tinh thần của nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội là xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Thời gian vừa qua, huyện Ba Vì đã triển khai đưa nghị quyết vào cuôc sống bằng những kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô Hà Nội

 Đẩy mạnh phát triển dịch vụ - du lịch:
Ba Vì vốn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng phong cảnh “sơn thủy hữu tình” với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" của Thủ đô Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như núi, đồi, rừng, thác, sông, suối, hồ… phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng… Trong số đó phải kể đến các địa danh Vườn Quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Thiên Sơn – Suối Ngà, Khoang Xanh - Suối Tiên, Tản Đà Resort, Hồ Tiên Sa, Hồ Suối Hai, Đầm Long…

Ba Vì:  Cụ thể hóa nghị quyết để phát triển kinh tế - Xã hội

Khu du lịch Suối Hai giàu tiềm năng ( Ảnh :ST)

 Chính vì thế, Thành phố Hà Nội đã có đề xuất quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư nhằm phát triển huyện Ba Vì thành vùng du lịch trọng điểm của thành phố trong thời gian sớm nhất; tạo bước đột phá trong phát triển ngành du lịch của thành phố.

Đẩy mạnh dịch vụ thương mại, giao thông vận tải, xăng dầu, thông tin liên lạc, dịch vụ điện, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân… phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tăng c­ường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ, siêu thị đảm bảo văn minh thư­ơng mại và vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cư­ờng công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng lậu và gian lận th­ương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tăng cường quảng bá du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, kết nối các tour du lịch, xây dựng cẩm nang du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; Phát triển du lịch truyền thống,du lịch kết hợp văn hóa tâm linh, du lịch làng nghề. Phấn đấu tổng lượt khách đạt: 3,5 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 400 tỷ đồng.

Ông Đỗ Mạnh Hưng – Chủ tịch UBND huyên Ba Vì cho biết:  Huyện luôn chú trọng tới việc nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ, công tác xây dựng Đảng của địa phương, phát huy tính dân chủ và sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân dân. Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững,  đặc biệt là luôn tạo ra các cơ chế thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư , nhằm đưa Ba Vì trở thành huyện phát triển của Thủ đô Hà Nội”. Để sớm hoàn thành mục tiêu này, huyện Ba Vì sẽ thực hiện đồng bộ nhiều hướng đi và giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện. Xác định rõ du lịch – dịch vụ, nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn là mũi nhọn thúc đẩy kinh tế nên huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, liên kết chế biến, quảng bá thương hiệu sản phẩm như: Sữa Ba Vì, Chè Ba Vì, Miến dong Minh Hồng, Khoai lang Đồng Thái, Gà đồi Ba Vì; Huyện cũng tập trung thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình nông thôn mới.

Ba Vì:  Cụ thể hóa nghị quyết để phát triển kinh tế - Xã hội

Ông Đỗ Mạnh Hưng – Chủ tịch UBND huyện Ba Vì

Chú trọng phát triển nông nghiêp công nghệ cao

Theo định hướng phát triển của huyện, thời gian tới sẽ đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ- du lịch, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, mục tiêu năm 2021 cơ cấu kinh tế theo GTSX, nhóm ngành Nông, lâm nghiệp chiếm 36%, nhóm ngành Dịch vụ - du lịch chiếm 41%, nhóm ngành Công nghiệp – xây dựng chiếm 23%.  Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các vùng, tiểu vùng chuyên canh tập trung, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản. Tập trung chỉ đạo thực hiện đưa cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp huyện Ba Vì gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao cho các xã. Đẩy mạnh ứng dụng KHKT và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đầu tư các giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Phát triển chăn nuôi các loại gia súc gia cầm là thế mạnh của huyện như bò thịt, bò sữa, bò wagyu, gia cầm, lợn, Đà điểu, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung, khởi động lại dự án nuôi trồng thủy sản các xã: Cổ Đô, Phong vân, Phú Đông, Vạn Thắng; xây dựng khu chăn nuôi bò thịt tập trung tại xã Minh Châu. Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi.

 Ông Đỗ Mạnh Hưng  - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết thêm : Mục tiêu huyện Ba vì đề ra trong thời gian tới là ưu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa; từng bước ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất một số cây trồng có thế mạnh, tiềm năng của địa phương. Mục tiêu này xuất phát từ thực tiễn những sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện đang dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường từ chính tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đồng thời cần xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ

Ba Vì:  Cụ thể hóa nghị quyết để phát triển kinh tế - Xã hội

Các sản phẩm từ sữa của Công ty CP sữa Ba Vì một tron những sản phẩm OCOP của địa phương

Bên canh đó, Ba Vì đang tích cực  khai thác, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu t­ư hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo 9 xã đăng ký về đích nông thôn mới năm 2021, phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Hướng dẫn số 48/HD-SNN ngày 27/6/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNN Hà Nội.

Với những hoạch định cụ thể và tiềm năng thế mạnh sẵn có với việc luôn bám sát nội dung của nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ XVII của Thành phố, cùng tinh thần xây dựng môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư, khơi dậy khát vọng làm giàu chính đáng, khởi nghiệp sáng tạo trong các thành phần kinh tế, huyện Ba Vì đã và đang phát huy nội lực, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp mở rộng, thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương để góp sức xây dựng huyện Ba Vì ngày càng phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế “hạ cánh” Phú Quốc cuối năm
    Bản giao hưởng đại dương - Symphony Of The Sea đang khiến hàng nghìn du khách phải trầm trồ trước độ “chịu chi” của Sun Group, khi có tới gần 20 phút trình diễn pháo mỗi tối, từ pháo nước, pháo Jetski và pháo trên “đôi cánh” của những quán quân, á quân flyboard thế giới.
  • Đầu tư thảnh thơi, lợi nhuận tức thời với Asia Vibe - Vinhomes Golden Avenue
    Vinhomes Golden Avenue đang tạo nên một cơn “địa chấn” mới trên thị trường BĐS Móng Cái nhờ mô hình đô thị giao thương - du lịch quốc tế đầy tiềm năng. Trong đó, phân khu Asia Vibe nhanh chóng chiếm trọn sự chú ý nhờ chính sách bán hàng đột phá, giúp nhà đầu tư lãi ngay từ lúc mua, đồng thời cầm chắc lợi nhuận hấp dẫn trong dài hạn.
Đừng bỏ lỡ
Ba Vì: Cụ thể hóa nghị quyết để phát triển kinh tế - Xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO