Anh hùng Lao động Thái Hương: Mỗi sản phẩm là một cuộc “cách mạng”

Bách Diệp| 14/12/2020 16:07

Doanh nhân Thái Hương vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đã có nhiều lý giải xung quanh con đường trở thành Anh hùng Lao động của bà, trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập một khía cạnh, đó là những định hướng và dấu ấn tư duy của Nhà sáng lập Tập đoàn TH trong các sản phẩm mang thương hiệu TH.

Sáng tạo, nhân văn và chất lượng – đó là những yếu tố được bà coi là nền tảng tư duy soi sáng và dẫn lối để làm nên các thương hiệu chủ chốt của Tập đoàn TH.

Anh hùng Lao động Thái Hương: Mỗi sản phẩm là một cuộc “cách mạng”
Anh hùng Lao động Thái Hương va Chủ tịch Quốc hội ngày 9.12

Làm sản phẩm với “trái tim và tấm lòng của Người mẹ”

“Tôi chỉ mong muốn làm thế nào để dân tộc khỏe mạnh. Bởi sức khỏe của người dân là sức mạnh của quốc gia. Đâu đó trên thế giới người ta có nói rằng “một bịch sữa chấn hưng một dân tộc”. Bịch sữa chính là tượng trưng cho dinh dưỡng. Vì vậy, ta phải làm cho dinh dưỡng người Việt Nam thật tốt. Đất nước Nhật Bản ngay sau khi kết thúc chiến tranh, đứng trước muôn vàn khó khăn, nhưng với tầm nhìn xa về nguồn lực cho đất nước, họ đã ban hành ngay Luật sữa học đường. Chỉ sau mấy chục năm, đã không còn hình ảnh người Nhật thấp bé, “lùn” mà họ từng bị gọi, khi mà chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản hiện nay đã lên đến mức 171,5cm”.

Anh hùng Lao động Thái Hương: Mỗi sản phẩm là một cuộc “cách mạng”
Anh hùng Lao động Thái Hương

Đó là điều mà bà Thái Hương nhấn mạnh trong một trả lời phỏng vấn gần đây về vấn đề dinh dưỡng, đó cũng chính là trăn trở của bà từ khi bắt đầu bước chân vào ngành sữa hơn 10 năm trước.

Những trăn trở đã biến thành hành động bài bản, quyết liệt, để rồi không lâu sau đó chúng ta có một Thái Hương được tạp chí Forbes mệnh danh là “người đàn bà sữa” - một doanh nhân có tầm ảnh hưởng quốc gia và châu lục, với trái tim, sự nhân văn và tâm hồn của một người mẹ khát khao phụng sự cộng đồng. Và tới nay, sau 10 năm từ khi bà Thái Hương bước chân vào ngành sữa và thực phẩm sạch, y tế, giáo dục,… đất nước Việt Nam gọi tên thêm một “Anh hùng Lao động” Thái Hương. Đó là danh hiệu khắc ghi một dấu ấn hoàn toàn xứng đáng, ghi nhận sự đóng góp miệt mài và phẩm chất anh hùng của người phụ nữ Việt kiên định, mạnh mẽ trên con đường làm những sản phẩm nhân văn, vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai tầm vóc, giống nòi dân tộc.

Anh hùng Lao động Thái Hương: Mỗi sản phẩm là một cuộc “cách mạng”

Để thực hiện mong muốn “Làm thế nào cho dân tộc khỏe mạnh”, đầu tiên bà Thái Hương quyết định làm sữa tươi sạch, rồi dần dần, bà mở rộng lĩnh vực, “lấn sân” y tế, giáo dục để cùng với dinh dưỡng, tạo thành thế “kiềng ba chân” vững chắc cho Tập đoàn TH trên con đường thực hiện sứ mệnh vì tầm vóc Việt.

Tư duy sản phẩm: “Tươi, sạch” và minh bạch

Trước khi TH true MILK có mặt trên thị trường, hàng mấy chục năm, bao thế hệ trẻ em, người dùng Việt Nam quen với việc sử dụng sữa bột. Sữa bột được các doanh nghiệp nhập khẩu rồi chế biến thành sữa bột đóng hộp, sữa đặc có đường hoặc các loại sữa dạng lỏng.


Anh hùng Lao động Thái Hương: Mỗi sản phẩm là một cuộc “cách mạng”

Năm 2008, sự cố sữa nhiễm melamine diễn ra năm tại Trung Quốc, nước láng giềng đang chiếm thị phần lớn trên thị trường hàng thực phẩm và tiêu dùng Việt Nam. Sự cố đó đã khiến hàng triệu trẻ em có nguy cơ chảy máu thận và bà Thái Hương – ngay sau khi xem bản tin về sự cố an toàn thực phẩm khủng khiếp đó - đã đi đến quyết định: Phải làm ra ly sữa tươi sạch, hoàn toàn từ thiên nhiên và trên chính đồng đất Việt. Để làm được điều đó, cần phải chăn nuôi bò sữa ngay tại Việt Nam và công thức mà bà đã mày mò và sáng tạo ra là: Tài nguyên thiên nhiên - Trí tuệ Việt – Tinh hoa công nghệ đầu cuối thế giới.

Sau khi bước chân vào ngành sữa - bà Thái Hương đã quyết liệt đấu tranh cho vấn đề “minh bạch khái niệm sữa” trong suốt bao năm qua, vì một thị trường minh bạch, vì sức khỏe của người tiêu dùng.

Việc sử dụng sữa bột tại Việt Nam trở thành thói quen, như một điều đương nhiên. Đến mức, do trước đây sữa tươi trong nước khan hiếm, người ta cứ nghĩ rằng sữa bột pha với nước chính là sữa tươi (hiện nay, trên các vỏ hộp sữa bột pha lại thành dạng lỏng vẫn ghi là “sữa tiệt trùng” khiến khách hàng không để ý sẽ không phân biệt được đó là “sữa tươi tiệt trùng” hay “sữa bột pha lại – sữa hoàn nguyên – tiệt trùng”).

Với sự vào cuộc và những nỗ lực của TH, từ việc thực sự sản xuất sữa tươi sạch đến việc đấu tranh để cơ quan quản lý thay đổi, bổ sung chính sách, đã khiến một bộ phận người tiêu dùng có ý thức phân biệt sữa tươi và sữa bột pha lại; khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tham gia thật sự vào con đường chăn nuôi bò lấy sữa; và từ đó khiến tỷ lệ sữa dạng lỏng làm từ sữa bột trên thị trường Việt giảm từ 92% vào năm 2008 xuống dưới 60% như hiện nay.

Làm sữa bột pha lại thì có lãi ngay, nhưng bà Thái Hương không làm mà chọn con đường đầu tư dài hạn là chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tươi sạch cho người tiêu dùng. Đối với bà, cái “lãi” lớn nhất là đến nay người tiêu dùng Việt được sử dụng sản phẩm sữa tươi tốt nhất từ đồng đất quê mình.

Những sản phẩm tử tế, lành mạnh, cân chỉnh thói quen của người tiêu dùng Việt

Tiếp sau sữa, vẫn sử dụng công nghệ đầu cuối thế giới làm chiếc “chìa khóa vàng”, bà Thái Hương dẫn dắt TH phát triển một hệ sinh thái các sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, tạo thành một con đường bền vững mà TH tự hào gọi tên “Con đường đồ uống tốt cho sức khỏe”. TH đang vững vàng và tiến rất nhanh trên con đường đó, với hàng loạt sản phẩm đã được nghiên cứu và phát triển thành công, được đón nhận và tin dùng, đó là sữa hạt TH true NUT, nước trái cây TH true JUICE, Nước uống sữa trái cây TH true JUICE milk hay Nước gạo rang TH true RICE và không thể không kể đến Nước tinh khiết TH true WATER.

Một trong những bước đi tiên phong trong tư duy sản phẩm của TH chính là sử dụng vị ngọt tự nhiên, ví dụ như của quả chà là, để thay thế cho việc bổ sung đường mía/đường tinh luyện (loại đường tự do mà khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch…). Bà Thái Hương kiên định rằng, thói quen tiêu dùng đồ uống chưa quá nhiều đường của người Việt sẽ dần dần được cân chỉnh bởi những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn mà TH đang hướng tới.


Anh hùng Lao động Thái Hương: Mỗi sản phẩm là một cuộc “cách mạng”
Nhà máy sản xuất 

 “Khắp thế giới giờ đâu đâu cũng bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, những căn bệnh mãn tính không lây của thế kỷ. Tôi đưa ra các bộ sản phẩm không dùng đường là vì vậy, thay vào đó là vị nguyên chất từ các loại quả, hạt tự nhiên” – bà nói.

Vì sức khỏe cộng đồng, các sản phẩm của TH chỉ sử dụng các loại nguyên liệu cao cấp, hoặc được nhập khẩu từ các vùng nguyên liệu nổi tiếng thế giới (như một số loại quả dùng cho bộ sản phẩm TH true JUICE), hoặc được trồng trong nước dưới sự giám sát chặt chẽ và đồng bộ theo tiêu chuẩn cao của Tập đoàn TH.

Chẳng hạn như gạo giống Nhật Japonica làm nguyên liệu cho nước gạo rang TH true RICE được trồng thành những cánh đồng mẫu lớn tại Thái Bình; được đưa vào quy trình sản xuất khép kín tại Nhà máy Núi Tiên của Tập đoàn TH với công suất lớn nhất miền Trung.

Nhà máy chế biến hoa quả và thảo dược Vân Hồ tại Sơn La vừa khánh thành đầu năm nay cũng sử dụng nguyên liệu là các loại quả trồng tại các địa phương và các tỉnh lân cận, do nông dân liên kết với TH trồng theo quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng quốc tế.

Sau thời gian đầu đặt nền móng cho nền nông nghiệp hiện đại, năng suất, chất lượng, TH tiếp bước con đường phát triển bền vững là xây dựng một hệ sinh thái tiêu dùng sạch, một hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững nhằm tạo sự công bằng, văn minh trong sản xuất hàng hóa.

“Đầu tiên, tôi đi vào toàn bộ vào ngành thực phẩm sạch. Không lâu nữa, tôi sẽ có nước mắm, bột canh, muối, tương ớt… Trong bữa tiệc có gia vị gì thì tôi sẽ làm, chứ các loại nước màu độc hại mà tràn vào Việt Nam, cứ dùng mãi là hại con cháu mình. Tiếp đó là giáo dục và tới là bệnh viện công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tôi phấn đấu để mỗi người dân khi vào siêu thị, chỉ đắn đo lựa chọn mùi vị phù hợp thôi, chứ còn sản phẩm nào của TH cũng không cần phải đắn đo nữa” - Bà Thái Hương chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Anh hùng Lao động Thái Hương: Mỗi sản phẩm là một cuộc “cách mạng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO