(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Kinhtedothi| 02/09/2021 11:15

Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử gắn liền với sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Những địa danh như: Quảng trường Ba Đình, nhà số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám là những dấu ấn lịch sử, niềm tự hào của gười dân Thủ đô nói riêng và cả nước noi chung.

(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Nhà số 101 Trần Hưng Đạo: Ngôi nhà thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Tại đây, sáng ngày 16/8/1945, đồng chí Nguyễn Khang – Thường vụ xứ uỷ Bắc Kỳ thay mặt Thường vụ triệu tập cuộc họp với Thành uỷ để phổ biến Nghị quyết của xứ uỷ thành lập Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỷ ban khởi nghĩa)
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Hình ảnh trước nhà 101 Trần Hưng Đạo hiện nay.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Quảng trường Cách mạng tháng Tám: Địa danh lịch sử này đã diễn ra 2 cuộc biểu tình liên tiếp trong 2 ngày 17 và 19/8. Trong đó, vào ngày 17/8, Đội Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu đã tổ chức cướp diễn đàn tại cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim, để bày tỏ sự ủng hộ với mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập đồng minh) giành chính quyền.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Nhà hát Lớn Hà Nội: Xung quanh quảng trường có những công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, khách sạn Hillton. Gần một thế kỷ trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, cùng với Thăng Long – Hà Nội, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc vừa cổ điển vừa hiện đại.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Cận cảnh mặt tiền nhà hát có tấm biển ghi dòng chữ "Nơi đây, ngày 19/8/1945 đã diễn ra cuộc mít tinh của hàng vạn quần chúng cách mạng do mặt trận Việt Minh thành phố tổ chức trước khi đi chiếm các cơ quan đầu não của địch trong TP.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Phố Tràng Tiền: Ngày 19/8, dưới sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu, quần chúng nội - ngoại thành phố xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) tỏa đi khắp các phố phường và hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh!", "Đả đảo bù nhìn!", "Việt Nam độc lập!".
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Bắc Bộ phủ: Đây là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng Việt Minh cùng Nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Ngày 19/8/1945, hàng vạn Nhân dân nội - ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng. Quần chúng cách mạng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, chiếm Phủ Khâm sai Bắc Kỳ (Bắc Bộ phủ), cơ quan đầu não của Chính phủ Trần Trọng Kim.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Bắc Bộ phủ ngày nay được dùng để làm Nhà khách Chính Phủ (số 12 Ngô Quyền), phần mái che sảnh trước tòa nhà vẫn giữ nguyên như cách đây 75 năm.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Sở Cảnh sát T.Ư bên Hồ Gươm: Sau khi đánh chiếm thành công Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm Sở Cảnh sát Trung ương bên Hồ Gươm. Tòa nhà này, ngày nay là trụ sở Công an quân Hoàn Kiếm (số 2 Tràng Thi). (Hình ảnh tư liệu, hiện trụ sở Sở Cảnh sát T.Ư đang được tu sửa).
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Nơi dừng chân đầu tiên của Bác Hồ từ Việt Bắc trở về:Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) là nơi dừng chân nghỉ lại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23/8/1945 để ra mắt quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Sở dĩ, nơi đây được lựa chọn là nơi Bác Hồ dừng chân nghỉ ngơi trong những ngày đầu tiên Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô bởi đây vốn là cơ sở cách mạng từ trước, từng nuôi dưỡng và bảo vệ các đồng chí trong lãnh đạo Ban Thường vụ T.Ư Đảng, cùng nhiều cán bộ cấp cao của Đảng như: Đồng chí Hoàng Tùng, Bạch Thành Phong… Tháng 8/2019, di tích Nhà cụ Nguyễn Thị An đón bằng Di tích cấp TP.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Số nhà 48 Hàng Ngang: Từ chiều 25/8 đến 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí T.Ư Đảng đã ở và làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang - chủ ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa.
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập.
Bài liên quan
  • Mở bán vé tàu Tết tuyến Hà Nội - Hải Phòng
    Từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025, tất cả các tàu được xuất phát và kết thúc tại ga Hà Nội. Các tàu chạy thường xuyên hàng ngày: chiều Hà Nội – Hải Phòng gồm các tàu HP1, LP3, LP5, LP7; chiều Hải Phòng – Hà Nội gồm các tàu HP2, LP4, LP6, LP8.
(0) Bình luận
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
(Ảnh) Hà Nội: Những di tích in dấu ấn lịch sử sự kiện Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO