Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Ấn tượng “Bản hòa âm đất nước” của Ngày thơ Hà Nội 2024

Phạm Hoa 23/02/2024 20:21

Ngày thơ Hà Nội 2024 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang tới cho công chúng yêu thơ ca nhiều cảm xúc, những thanh âm đặc sắc qua các tiết mục ngâm thơ, đọc thơ, trình diễn ca trù, âm nhạc… rất ấn tượng.

19.jpg
Trình diễn múa rồng tại Ngày thơ Hà Nội 2024.

Như Tạp chí Người Hà Nội đã đưa tin, Ngày thơ Hà Nội 2024 với chủ đề “Bản hòa âm đất nước” đã tổ chức Lễ khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 23/2 (14 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Đến với Ngày thơ Hà Nội 2024, người yêu nghệ thuật và thơ ca Thủ đô đã được thưởng thức màn múa trống, múa rồng, múa lân của các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng trung ương.

Đặc biệt, phần trình diễn ngâm, đọc bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh do NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội thể hiện đã để lại nhiều tình cảm, ấn tượng sâu sắc với người yêu thơ, công chúng đến với Ngày thơ Hà Nội 2024.

3(2).jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội ngâm, đọc bài thơ "Nguyên tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4(1).jpg
Ca sĩ Phạm Thu Hà và tốp múa trình diễn ca khúc "Người Hà Nội" của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

Các ca khúc lựa chọn trong chương trình Ngày Thơ Hà Nội 2024 là những tác phẩm xuất sắc về mùa xuân, đất nước và Thăng Long Hà Nội, được sáng tác và được phổ thơ của các nhà thơ đã in đậm dấu ấn trong lòng công chúng Thủ đô và cả nước.

13.jpg
NSƯT Đăng Dương thể hiện ca khúc "Cảm xúc tháng Mười", thơ: Tạ Hữu Yên - nhạc: Nguyễn Thành.

Đó là "Người Hà Nội" của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi; "Cảm xúc tháng Mười", thơ: Tạ Hữu Yên - nhạc: Nguyễn Thành; "Một mùa xuân nho nhỏ", thơ Thanh Hải, âm nhạc: Trần Hoàn.

tho23.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, công chúng yêu thơ ca thăm gian trưng bày Tạp chí Người Hà Nội tại Ngày thơ Hà Nội 2024, đồng thời chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tạp chí Người Hà Nội.
5(1).jpg
Tiết mục ca trù “Tây hồ hoài cổ” (tác giả Nguyễn Công Trứ) qua phần trình diễn của ca nương - Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thúy Hòa.

Bên cạnh đó, NSND Hà Vi, NSND Phan Muôn, NSND Thanh Ngoan, NSƯT Thu Hương, NSƯT Hồng Liên… đã trình diễn các bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ tên tuổi lớp trước và các nhà thơ Hội Nhà văn Hà Nội của thế hệ hôm nay.

6.jpg
NSND Thanh Ngoan trình diễn “Mưa Xuân” của Nguyễn Bính.

Ngày thơ Hà Nội 2024 đã thể hiện vị thế Thủ đô là nơi tôn vinh văn chương nhân Ngày thơ Việt Nam. Thông qua việc tổ chức “Ngày thơ Hà Nội”, động viên các văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm văn học có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong thời kỳ mới.

11.jpg
Tiết mục trình diễn của NSND Phan Muôn với bài thơ "Đầu xuân, uống trà cùng bạn" - sáng tác Trần Đăng Khoa.
10.jpg
“Lam Xanh” của Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Trần Gia Thái được trình diễn trên sân khấu Ngày thơ Hà Nội 2024 qua giọng ngâm nghệ sĩ Hà Linh.

Ngày Thơ Hà Nội 2024 còn góp phần đưa tác phẩm văn học nghệ thuật đến với mọi tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện. Qua đó, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống…

7.jpg
NSƯT Hồng Liên ngâm tác phẩm "Tiễn xuân" của nhà thơ Hữu Thỉnh.
8.jpg
Những vần thơ trong bài "Hoa phượng" của nhà thơ Bằng Việt đến với công chúng qua phần trình diễn của NSƯT Thu Hương.
9.jpg
Phần trình diễn “Với thơ” - sáng tác Vũ Quần Phương, qua giọng ngâm của NSND Hà Vi.
12.jpg
14.jpg
“Đảo Sơn Ca” của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc qua giọng ngâm của NSND Phan Muôn.
15.jpg
16.jpg
17.jpg
Trong phần trình diễn sáng tác của mình, các nhà thơ Thủ đô Hà Nội đã thể hiện rất ấn tượng các bài thơ: “Mùa xuân ấm” - nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, “Tiên nữ” - Nguyễn Linh Khiếu, “Anh và em” c-Nguyễn Thị Mai, “Phố” - Trần Kim Hoa.
18.jpg
Ca sĩ Bích Ngọc trình diễn ca khúc "Một mùa xuân nho nhỏ" (lời thơ Thanh Hải, âm nhạc Trần Hoàn) đầy sâu lắng.

Trong khi Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, qua Ngày thơ Hà Nội 2024, các nhà thơ và văn nghệ sĩ Thủ đô càng thấy rõ trách nhiệm lớn lao trong sáng tác nhằm đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm, là chủ thể quan trọng nhất, quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"./.

Bài liên quan
  • Ngày thơ Hà Nội 2024: Tôn vinh những giá trị của thơ ca trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước
    “Chúng ta tụ hội về Văn Miếu Quốc Tử Giám - biểu tượng của văn hiến, văn hóa Thăng Long – Hà Nội và cả nước để mở hội, tôn vinh những giá trị của thơ ca trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, những đóng góp to lớn của thơ ca với kiến hưng văn hóa dân tộc, trong bồi đắp xây dựng tâm hồn người Hà Nội văn minh, thanh lịch”- nhà văn Trần Gia Thái, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhấn mạnh tại Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Ấn tượng “Bản hòa âm đất nước” của Ngày thơ Hà Nội 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO