Ấm áp tình thân trong gia đình lớn

HNM| 01/05/2021 08:34

 “Trung tâm là một gia đình lớn, ấm áp tình thân. Người được chăm sóc ở đây đều cao tuổi, sức khỏe yếu nhưng luôn nhận được sự quan tâm đầy đủ cả về vật chất, tinh thần, có những người con lễ phép, hiếu kính. Điều này góp phần xoa dịu những nỗi đau, làm lành những vết thương do chiến tranh để lại”. Đó là lời chia sẻ của những người có công đang được chăm sóc, phụng dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2, thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội (xã Viên An, huyện Ứng Hòa).
Ấm áp tình thân trong gia đình lớn
Cán bộ y tế khám sức khỏe cho thương binh 2/4 Vương Thị Là đang được chăm sóc, phụng dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 (xã Viên An, huyện Ứng Hòa).

Vượt lên nỗi đau

Phóng viên Báo Hànộimới đến Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2, nằm bên triền đê sông Đáy hiền hòa vào ngày 20-4-2021. Khuôn viên trung tâm rực rỡ sắc đỏ cờ Tổ quốc xen lẫn màu xanh của những tán cây cổ thụ tỏa bóng mát, khiến bất kỳ ai đến đây cũng thấy bình an, ấm lòng. Tại nhà D - dãy nhà hai tầng khang trang - nơi nuôi dưỡng thường xuyên người có công, hiện có 43 phụ nữ là thương binh, vợ liệt sĩ, mẹ liệt sĩ, con liệt sĩ đang sinh sống. Mỗi người một hoàn cảnh, một miền quê, nhưng đều có điểm chung là phải gánh chịu đau thương, mất mát do chiến tranh.

Tại phòng D08, thương binh 2/4 Vương Thị Là (70 tuổi), đến từ thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở (huyện Thường Tín) được sắp xếp sống cùng bà Trần Thị Mí (85 tuổi), là vợ liệt sĩ, cũng đến từ huyện Thường Tín. Do bà Trần Thị Mí tuổi đã cao, sức yếu, nên mỗi khi có người đến thăm, bà Vương Thị Là thường là người tiếp chuyện.

Vén những sợi tóc cho gọn gàng, bà Là ngước nhìn tấm ảnh cô thanh niên xung phong trẻ trung treo trên tường và nói: “Tôi đó, khi ấy mới ngoài 20 tuổi”. Cách đây đúng nửa thế kỷ, năm 1971, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, cô thôn nữ Vương Thị Là rời làng quê, trở thành thanh niên xung phong phục vụ trên tuyến đường khu vực miền Trung bão lửa trong những năm tháng chống Mỹ. “Từ mảnh đất Nam sông Gianh, phà Long Đại (tỉnh Quảng Bình) đến khu vực bãi biển Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị), chỗ nào bị bom, đạn đánh nhiều, đường đi bị chia cắt thì lực lượng thanh niên xung phong tập trung sửa chữa, để các đoàn xe tiến ra chiến trường. Giữa bom rơi, đạn lửa, cuộc sống của lực lượng dân công hỏa tuyến vô cùng khó khăn, gian khổ, có những lúc cả đoàn, cả đội chia nhau từng ngụm nước, nhưng tất cả đều vững niềm tin vào ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, hai miền Bắc - Nam sum họp”, bà Là nhớ lại.

Tiếp dòng hồi ức, bà Là cho biết, bà bị thương vào tháng 12-1972, khi đang làm nhiệm vụ tại một cung đường thuộc huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình). Hòa bình lập lại, nữ thanh niên xung phong Vương Thị Là trở về quê hương sống cùng mẹ già. Sau khi mẹ bà qua đời, bà Là được đón về chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2. “Sống tại trung tâm từ năm 1999 đến nay, nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi”, bà Là cho hay.

Rời phòng D08, chúng tôi đến phòng D24 thăm bà Đỗ Thị Bức (83 tuổi), vợ liệt sĩ, đến từ thôn 3, xã Thạch Đà (huyện Mê Linh). Lúc này, bà Bức đang cùng "người em tâm giao" Nguyễn Thị Văn (77 tuổi) cũng là vợ liệt sĩ, đến từ thôn Hạ, xã Phù Lưu (huyện Ứng Hòa) ngồi ở hành lang hóng mát, tranh thủ khâu những chiếc quạt cầm tay, phòng khi mất điện. Vừa làm, bà Bức vừa kể, năm 1967, chồng bà là ông Nguyễn Kiến Truyền tạm biệt vợ trẻ, con thơ lên đường vào miền Nam chiến đấu. Ở nhà, bà vượt lên nỗi nhớ thương chồng, một mình nuôi nấng, chăm sóc con gái, phụng dưỡng cha mẹ và chờ đợi ngày đoàn viên. Do chiến tranh, mong ước của người vợ hiền không thành hiện thực. Chồng bà Bức hy sinh vào ngày 29-2-1968. “Nén lại nỗi đau để nuôi con, nhưng con gái tôi không may mắc bệnh trọng, qua đời năm 2004. Để sống vui những năm tháng tuổi già, năm 2015, tôi đã chuyển về sống tại ngôi nhà chung dành cho người có công”, bà Bức chia sẻ.

Tiếp lời, bà Nguyễn Thị Văn nói: “Ở đây, chúng tôi tìm thấy sự đồng cảm, thấu hiểu, động viên nhau vượt lên nỗi đau, sống an vui những năm tháng tuổi già”.

Lắng đọng tình thân

Thông qua các sinh hoạt thường nhật, câu chuyện chung, chuyện riêng, những người có công đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 hiểu nhau, gắn kết với nhau như người thân. Họ cũng được đội ngũ cán bộ, nhân viên quan tâm, chăm sóc tận tình như chăm sóc ông bà, bố mẹ. Bà Vương Thị Mùi, thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở (huyện Thường Tín) - em gái của thương binh Vương Thị Là bày tỏ: “Chị tôi cùng nhiều người có công khác được Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 chăm sóc rất chu đáo. Nhiều lần tôi chứng kiến các cán bộ, nhân viên bón từng thìa cháo, xoa bóp chân tay, ân cần lắng nghe, tâm tình trò chuyện với người có công đang sống tại đây”.

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Trưởng phòng Y tế (Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2) Phùng Xuân Phiến chia sẻ: “Đa số người có công được nuôi dưỡng thường xuyên tại trung tâm tuổi đã cao, sức khỏe yếu, tình trạng bệnh tật phức tạp, đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Tri ân người có công, chúng tôi thay nhau trực 24/24 giờ, để bất cứ lúc nào các bà, các mẹ cần đều có mặt kịp thời. Trong trường hợp người có công phải đi điều trị tại bệnh viện, chúng tôi túc trực ngày đêm chăm sóc như với người thân trong gia đình”. Còn nhân viên Phòng Điều dưỡng Nguyễn Thị Ngà cho biết: “Chúng tôi sắp xếp người khỏe hơn ở cùng người yếu để có thể giúp đỡ nhau khi cần thiết. Về chế độ dinh dưỡng, các món ăn được thay đổi liên tục, phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người”.

Trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người có công, chúng tôi còn được nghe và thấy nhiều chuyện cảm động khác. Chẳng hạn như việc trung tâm đứng ra gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng giúp các bà, các mẹ không còn minh mẫn. Khi người có công “khuất núi”, cán bộ, nhân viên trung tâm đứng ra lo tang lễ chu toàn như con cái lo cho bố mẹ theo phong tục địa phương. Với các trường hợp không có người thờ tự, trung tâm thực hiện việc cúng giỗ.

Ngoài nhiệm vụ nuôi dưỡng thường xuyên người có công, hằng năm, Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 còn tổ chức điều dưỡng luân phiên cho hơn 2.000 lượt người có công trên địa bàn Hà Nội và một số địa phương khác. Hiện tại, trung tâm đang cải tạo, chỉnh trang cơ sở vật chất cho sạch sẽ, hiện đại hơn, chuẩn bị đón các đoàn người có công về điều dưỡng trong năm 2021. “Trung tâm luôn tâm niệm lấy niềm vui, sự hài lòng của người có công làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động”, Giám đốc Trung tâm Vũ Văn Trung khẳng định.

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh, tinh thần hết lòng phục vụ đối tượng người có công của đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 là hành động, việc làm thiết thực nhằm tri ân người có công, góp phần bù đắp phần nào đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Tinh thần này đã được Sở quán triệt, yêu cầu tất cả các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công trên địa bàn thành phố thực hiện.

(0) Bình luận
  • Phường Khương Đình: Tổ chức tuyên truyền công tác PCCC&CNCH trên địa bàn
    Đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật PCCC&CNCH năm 2024 đối với mô hình chính quyền 2 cấp (Không tổ chức UBND cấp huyện), Đội CC&CNCH khu vực số 13 - Phòng PC07, Công an Thành phố Hà Nội phối hợp UBND phường Khương Đình tổ chức Hội nghị triển khai Luật PCCC&CNCH và các văn bản thi hành Luật cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trên địa bàn phường Khương Đình.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nữ liệt sĩ, chiến sĩ biệt động người làng Đông Ngạc
    Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước tại làng Đông Ngạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Phạm Thị Chinh (tức Phạm Thị Phan Chính) là một trong những nữ chiến sĩ biệt động đầu tiên hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Cuộc đời bà là hành trình cống hiến âm thầm nhưng vô cùng quả cảm cho cách mạng, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Những kiêng kị trong lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Hà Nội chỉnh trang, cải tạo cảnh quan phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Riêng khu vực hai bên sông Tô Lịch, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường phối hợp với Sở Xây dựng và các nhà thầu có liên quan thu gom rác, trồng và chăm sóc cây xanh, hoàn trả vỉa hè, đảm bảo môi trường...
  • Nhiều trường học ở Hà Nội thông báo cho học sinh tạm nghỉ để tránh bão số 3
    Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), nhiều trường đại học và địa phương ở khu vực phía Bắc đã chủ động cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học, đồng thời triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người và tài sản.
Đừng bỏ lỡ
Ấm áp tình thân trong gia đình lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO