8 tháng số DN lập mới và quay lại hoạt động tăng 7% so với cùng kỳ

Chinhphu.vn| 01/09/2019 17:28

Tính chung 8 tháng năm nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt gần 116.000 doanh nghiệp, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó số doanh nghiệp thành lập mới tăng 3,5% và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 21,8%.

Theo Tổng cục Thống kê phân tích, quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng tăng mạnh, đạt 12,7 tỷ đồng, mức cao nhất trong những năm trở lại đây. Tính chung 8 tháng năm nay, cả nước có 90.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 31% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,7 tỷ đồng, tăng 26,6%.
Nếu tính cả 1,6 triệu tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 8 tháng năm 2019 là 2,7 triệu tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 25.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng lên gần 116.000 doanh nghiệp. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm nay là 832.300 người, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo khu vực kinh tế, trong 8 tháng năm nay có 1.300 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 1,4% tổng số doanh nghiệp thành lập mới; có 24.500 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 27%; có 64.700 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, chiếm 71,6%.
Trong đó, phần lớn các lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể 11.600 doanh nghiệp xây dựng (chiếm 12,8%), tăng 0,8%; 11.500 doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,7%), tăng 5,4%; 7.600 doanh nghiệp khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác (chiếm 8,4%), tăng 14,2%... Có 4 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 29.500 doanh nghiệp (chiếm 32,6%), giảm 0,5%; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 4.300 doanh nghiệp (chiếm 4,8%), giảm 5,7%; vận tải, kho bãi có 3.800 doanh nghiệp (chiếm 4,2%), giảm 1,1%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 960 doanh nghiệp (chiếm 1,1%), giảm 20,2%.
Ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 8 tháng năm nay là 20.100 doanh nghiệp, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo lĩnh vực hoạt động, có 7.800 doanh nghiệp ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 38,8%), giảm 8% so với cùng kỳ năm trước; có 2.900 doanh nghiệp xây dựng (chiếm 14,5%), giảm 10,6%; có 2.600 doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,8%), giảm 4,7%; có 1.200 doanh nghiệp vận tải, kho bãi (chiếm 5,9%), giảm 10,7%; có 1.000 doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 5%), giảm 13,2%...
Trong 8 tháng năm nay còn có 25.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, trong đó có 11.400 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu từ năm 2018, chiếm 44,4% tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; doanh nghiệp thông báo giải thể là 8.800 doanh nghiệp, chiếm 34,2% và 5.500 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, chiếm 21,4%.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 8 tháng năm 2019 là 10.600 doanh nghiệp, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 9.500 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (chiếm 90,3% tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể), tăng 14%. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 4.300 doanh nghiệp (chiếm 40,4%), tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.100 doanh nghiệp (chiếm 10,8%), giảm 10,6%; xây dựng có hơn 1.000 doanh nghiệp (chiếm 9,8%), tăng 4,2%.
Cơ quan thống kê nhận định, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng giảm so với tháng trước và so với cùng năm trước do tháng 8/2019 trùng với tháng 7 âm lịch, người dân có tâm lý hạn chế khởi sự kinh doanh.
Trong tháng 8/2019, cả nước có 11.177 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 151,3 nghìn tỷ đồng, giảm 9,5% về số doanh nghiệp và tăng 8,7% về số vốn đăng ký so với tháng trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 13,5 tỷ đồng, tăng 20,1%; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 88.300 người, giảm 6,9%.
Trong tháng, cả nước còn có 1.587 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 41% so với tháng trước; 1.200 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 52%; có 2.096 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 15,2%; có 1.295 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 9,7%.
Việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được Chính phủ hết sức quan tâm, thường xuyên có các chỉ đạo về  cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách hành chính cũng như tạo thuận lợi về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.
Mới đây, tại một Hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp như: đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính; hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) để tăng cường khả năng cung ứng vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó, NHNN phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Đồng thời, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của hệ thống các TCTD; duy trì và nâng cao chỉ số hoạt động thông tin tín dụng cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng nói riêng, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện thường xuyên chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, trong đó đi sâu vào từng chuyên đề, lĩnh vực, ngành hàng riêng để mang lại hiệu quả cao hơn.
(0) Bình luận
  • Phường Khương Đình: Tổ chức tuyên truyền công tác PCCC&CNCH trên địa bàn
    Đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật PCCC&CNCH năm 2024 đối với mô hình chính quyền 2 cấp (Không tổ chức UBND cấp huyện), Đội CC&CNCH khu vực số 13 - Phòng PC07, Công an Thành phố Hà Nội phối hợp UBND phường Khương Đình tổ chức Hội nghị triển khai Luật PCCC&CNCH và các văn bản thi hành Luật cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trên địa bàn phường Khương Đình.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Những kiêng kị trong lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Văn hóa là tinh túy, cốt lõi để Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc
    Thành phố Hà Nội đang chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, nơi hội tụ và lan tỏa giá trị văn hóa của cả nước. Để phát triển bền vững, Hà Nội không chỉ phải vươn lên, phải hướng tới cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế mà đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hiến Thăng Long.
  • [Infographic] Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế 2025
    Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
  • Hà Nội: Không tổ chức đưa khách du lịch đến vùng đang có bão
    Ngày 21/7, Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hà Nội Đặng Hương Giang đã ký ban hành Công văn số 985/SDL-KHPTTNDL gửi các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội về việc chủ động phòng chống diễn biến bất lợi của cơn bão số 3 đảm bảo an toàn đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
8 tháng số DN lập mới và quay lại hoạt động tăng 7% so với cùng kỳ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO