7 ngày kêu cứu của người phụ nữ bị rơi xuống vực ở Yên Tử

kinnhtedothi| 04/05/2022 13:53

Khi bị rơi xuống vực ở Yên Tử, người phụ nữ đã trèo lên 3 lần nhưng đều không thành công. Bà đã kêu cứu nhiều lần nhưng vì trời mưa, gió to, mây mù nên sau 7 ngày bà mới được cứu.

Khi bị rơi xuống vực ở Yên Tử, người phụ nữ đã trèo lên 3 lần nhưng đều không thành công. Bà đã kêu cứu nhiều lần nhưng vì trời mưa, gió to, mây mù nên sau 7 ngày bà mới được cứu.
7 ngày kêu cứu của người phụ nữ bị rơi xuống vực ở Yên Tử - Ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Bích Liên tại Ban quản lý di tích và Rừng quốc gia Yên Tử.

Liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Bích Liên (SN 1963, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trong quá trình lên chùa Đồng (Yên Tử) không may bị rơi xuống vực từ ngày 27/4 đến nay, chiều 3/5, bà Liên cho biết, bà đang được Ban quản lý di tích và Rừng quốc gia Yên Tử đưa về Hà Nội.

Kể lại câu chuyện của mình, bà Liên cho hay, ngày 27/4, bà từ Hà Nội đi Quảng Ninh để lấy thuốc, sau đó có ghé qua Yên Tử lễ chùa. Khi lễ xong trên chùa Đồng, bà ngồi nghỉ ngơi rồi lúc đứng dậy theo mọi người về thì bị hoa mắt, chóng mặt nên ngã xuống khe núi, đầu gối lên rễ cây.

“Khi ngã xuống là tôi không biết gì, khi tỉnh lại, tôi cũng không biết là mình bất tỉnh bao lâu, chỉ thấy đầu lúc đó ướt đẫm, chân mắc vào hốc đá. Nghe tiếng người qua lại, tôi định trèo lên kêu cứu và bám vào cành cây nhưng lại bị rơi xuống dưới.

Rất may, tôi rơi vào các khe, rãnh có rác và lá khô nên cũng không bị va đập mạnh. May nữa là tôi đã tìm được túi xách của mình trong đó có cơm cháy, nước uống”, bà Liên chia sẻ.

7 ngày kêu cứu của người phụ nữ bị rơi xuống vực ở Yên Tử - Ảnh 2
Bà Liên được mọi người cứu giúp.

Theo bà Liên, trong quá trình bị rơi xuống khe núi, bà đã cố leo lên 2 lần nhưng đều không thành công, đến lần thứ 3 leo lên lại bị rơi xuống thì bà dừng lại vì thấy nguy hiểm khi phía dưới là vực sâu khoảng 100m. Sau đó, bà đã nhìn thấy ở bên trái có phiến đá rộng nên đã bám vào cành trúc để trèo sang đó ngồi quan sát và kêu cứu.

Trong những ngày qua, khu vực Yên Tử thời tiết xấu nên bà Liên gọi nhưng không ai nghe thấy. Để đảm bảo sức khỏe và giữ thức ăn lâu dài, bà Liên đã chia nhỏ gói cơm cháy ăn dần, còn nước thì bà bới trong rác những chai nước bị vứt xuống dưới để tìm những chai còn nước để uống.

Ở dưới vực sâu, để đảm bảo sức khỏe ngoài việc chắt chiu cơm cháy, bà Liên còn phải ăn thêm củ lạc tiên bới tìm trên núi, ngắt lá non cây rừng để ăn đỡ lúc đói.

“Nhiều ngày trôi qua, tôi gọi nhưng không ai nghe thấy tiếng kêu cứu của mình nên 2-3 ngày trước tôi bắt đầu hoảng loạn, không biết mình sẽ sống chết thế nào nên dặn lòng cố gắng kéo dài được ngày nào hay ngày đó”, bà Liên chia sẻ.

7 ngày kêu cứu của người phụ nữ bị rơi xuống vực ở Yên Tử - Ảnh 3
Nhân viên cõng bà Liên về chăm sóc.

Hôm qua (2/5), trong lúc bới tìm trong đống rác xung quanh, bà Liên tìm được một lọ bằng inox, bà gõ để tạo ra tiếng động lớn nhưng vẫn không ai nghe thấy. Bà tiếp tục tìm đống rác thì thấy một chiếc kính, bà hy vọng thời tiết sẽ nắng lên để bà tạo lửa đốt lá rừng gây chú ý của mọi người.

“Ngồi dưới này, tôi nghe thấy tiếng mọi người nhưng tôi gọi, kêu cứu, làm mọi cách mà không ai nghe thấy. Tôi đã rất hoảng loạn, ngồi khóc rất nhiều và cầu mong trời phật phù hộ cho tôi được về nhà”, bà Liên nói.

Theo bà Liên, sau những phút giây hoảng loạn, bà đã trấn tĩnh lại và tiếp tục kêu cứu. Sáng 3/5, tiếng kêu cứu của bà đã được mọi người phát hiện.

“Vào khoảng 9h15, tôi nghe thấy tiếng người nói chuyện nên dùng hết sức kêu to và gõ mạnh vào bình inox để gây chú ý của mọi người. Khi nghe được tiếng người đáp trả tôi mừng lắm, nghĩ mình được cứu rồi. Sau đó, tôi thấy có một người đàn ông đi gần về phía tôi và tôi đã chỉ cho họ chỗ mình đang ở gần 2 cái cây có nhiều tán lá. Một lúc sau, mọi người tìm thấy và đưa tôi lên trên thành công”, bà Liên kể lại.

Bà Liên cho biết thêm, khi mọi người cứu được bà lên, bà rất mừng nhưng người đã ướt hết, vé cáp treo và vé vãn cảnh Yên Tử từ ngày 27/4 đã bị ướt.

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng ban Quản lý di tích và Rừng quốc gia Yên Tử cho biết, hiện tại sức khoẻ bà Liên đã ổn định và được mọi người đưa trở về Hà Nội.

Trước đó, khi phát hiện bà Liên mắc kẹt dưới vực, Ban Quản lý di tích và Rừng quốc gia Yên Tử chủ trì, phối hợp cùng nhà chùa, Công ty TNHH Tùng Lâm và người dân gần đó đưa bà Liên tới khu vực an toàn, để bà nghỉ ngơi.

"Những ngày trước chúng tôi cũng đi tuần nhưng vì trời mưa, gió to, mây mù nên không nghe thấy gì. Hôm nay, thời tiết quang đãng, mọi người nghe thấy tiếng bà Liên kêu cứu nên tổ chức cứu hộ, người dìu, người cõng. Rất may, bà Liên không bị thương tích nặng, sức khoẻ đã ổn định", ông Dũng nói.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
7 ngày kêu cứu của người phụ nữ bị rơi xuống vực ở Yên Tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO