60 người chết do mưa lũ, hàng nghìn hộ dân vẫn còn ngập lụt

KTĐT| 17/10/2020 19:22

Hiện nay dải hội tụ nhiệt đới, nơi phát sinh các cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập vào nước ta trong thời gian qua vẫn có trục vắt qua khu vực miền Trung. Vì vậy ở các tỉnh miền Trung trong khoảng 5 - 7 ngày tới tiếp tục xảy ra mưa to trên diện rộng.

Sáng 17/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, chiều tối 16/10/2020, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp và đi vào các tỉnh Trung Trung Bộ, sức gió giảm xuống dưới cấp 6.
Ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, từ 19 giờ tối qua đến 7 giờ sáng nay ở khu vực miền Trung, Tây nguyên tiếp tục có mưa to, mưa rất to. Tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, lượng mưa phổ biến 60 - 150mm. Một số trạm mưa lớn: Hướng Linh (Quảng Trị) 423,2mm; Nam Thạch Hãn (Quảng Trị) 323mm; Hải Lâm (Quảng Trị) 233mm; A Lưới (Thừa Thiên Huế) 199mm; Nam Đồng (Thừa Thiên Huế) 195mm; Thượng Nhật (Thừa Thiên Huế) 190mm; Hố Hô (Hà Tĩnh) 161mm.
Dự báo từ ngày 16 - 21/10 trên các sông từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ ở hạ lưu các sông từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, thượng nguồn các sông ở Bình Định, Phú Yên, KonTum, Gia Lai có khả năng lên mức BĐ2 - BĐ3 và trên BĐ3; riêng các sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế vượt mức BĐ3.
Về tình hình thiệt hại do thiên tai, báo cáo mới nhất của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho thấy, tính đến 17 giờ ngày 16/10, còn 14.937 hộ bị ngập và có nguy cơ sạt lở đất đang phải sơ tán, trong tổng số 21.785 hộ đã sơ tán. Trong đó 14.867 hộ phải sơ tán do ngập lụt thuộc một số nơi của 7 huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (Thừa Thiên Huế: 14.857 hộ; Quảng Nam: 10 hộ), 70 hộ phải di dời do nguy cơ sạt lở đất thuộc huyên Tây Giang (Quảng Nam). Các địa phương khác nước đã rút, người dân đã trở về nhà.
Tính chung, từ ngày 6/10 đến nay, mưa lũ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên làm 60 người chết (Quảng Bình 2, Quảng Trị 16, Thừa Thiên Huế 22, Quảng Nam 11, Đà Nẵng 3, Quảng Ngãi 1, Gia Lai 1, Đắk Lắk 1, Lâm Đồng 1, Kon Tum 2). Hiện còn 4 người mất tích chưa được tìm thấy.
Liên quan đến thủy điện Rào Trăng 3, báo cáo cho biết, trong ngày 16/10, thời tiết mưa dông trên diện rộng, các lực lượng cứu hộ tạm dừng công tác san, gạt đường vào thủy điện. Phương án tìm kiếm ngày 17/10, tập trung đẩy nhanh tiến độ san, gạt thông đường vào thủy điện Rào Trăng 3, tìm kiếm số công nhân mất tích.
Nhận định về tình hình thời tiết, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia Hoàng Phúc Lâm chia sẻ, từ ngày 5/10 tới nay, thiên tai xuất hiện dồn dập ở nước ta, với 3 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới gối nhau và mưa lũ xảy ra triền miên, với nhiều điểm mưa lớn kỷ lục ở miền Trung.
Hiện nay dải hội tụ nhiệt đới, nơi phát sinh các cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập vào nước ta trong thời gian qua vẫn có trục vắt qua khu vực miền Trung. Vì vậy ở các tỉnh miền Trung trong khoảng 5 - 7 ngày tới tiếp tục xảy ra mưa to trên diện rộng.
Sau đợt mưa lớn kéo dài từ nay đến khoảng ngày 21 - 22/10, từ ngày 23/10 đến cuối tháng 10, vùng mưa lớn ở Trung Bộ có xu hướng thu hẹp lại và tập trung ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
  • Hà Nội mưa dông, chuyển rét từ ngày 12/4
    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết trên cả nước từ nay đến ngày 18/4 có nhiều biến động. Trong đó, miền Bắc khả năng đón không khí lạnh, nền nhiệt giảm, đặc biệt nguy cơ cao xảy ra mưa dông mạnh trong thời kỳ chuyển mùa.
Đừng bỏ lỡ
60 người chết do mưa lũ, hàng nghìn hộ dân vẫn còn ngập lụt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO