Chuyển động Hà Nội

6 nhóm giải pháp phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Đình Thế 17:22 17/01/2024

Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra ngày 17/1 tại Hà Nội, ông Đặng Huy Đông - Thạc sĩ Kinh tế, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển cho rằng, để phát triển hệ thống đường sắt đô thị hai thành phố cần có một số cơ chế chính sách thực sự đột phá, vượt trội.

abbc3e74f5eb5eb507fa.jpg
Ông Đặng Huy Đông - Thạc sĩ Kinh tế, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển phát biểu tại Hội thảo.

Theo ông Đặng Huy Đông cho rằng mục tiêu “Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035”; theo quy hoạch phê duyệt là khoảng 200km mỗi thành phố.

Tại Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nhiệm vụ rất khả thi nếu có tư duy mới thực sự đột phá; cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, vượt trội so với các quy định về quy hoạch, đất đai, đầu tư, tài chính, xây dựng, giao thông, doanh nghiệp, tiêu chuẩn, quy chuẩn… tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống Metro/TOD.

“Mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị 400km vào năm 2035 cần có những cơ chế, chính sách đột phá thuộc các lĩnh vực quy hoạch, bồi thường và thu hồi đất, nguồn lực tài chính, trình tự, thủ tục, đầu tư, xây dựng, khung tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thi công, cung cấp vật tư thiết bị, mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân nhân lực”, ông Đặng Huy Đông nói.

Ông Đặng Huy Đông đã nêu ra 14 cơ chế thuộc 6 nhóm giải pháp và 1 cơ chế vượt trội nhằm phát triển đường sắt đô thị cho hai thành phố lớn nhất cả nước. Cụ thể như phân cấp, ủy quyền cho thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được ban hành các tiêu chí và tiêu chuẩn về đô thị riêng cho mỗi thành phố, cũng như trình tự thủ tục riêng về điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến hệ thống đường sắt đô thị gắn liền với phát triển chỉnh trang đô thị lân cận các nhà ga (TOD) nhằm đảm bảo đáp ứng các mục tiêu về phát triển đô thị xác định tại các Nghị quyết của Trung ương và của mỗi thành phố.

Quốc hội cho phép hai thành phố được xác định dự án đường sắt đô thị gắn liền khu vực TOD lân cận các nhà ga là một dự án đầu tư công để kết hợp phát triển, chỉnh trang đô thị và đấu giá đất tạo nguồn thu ngân sách để đầu tư xây dựng hệ thống Metro.

Mỗi thành phố được tổ chức đấu giá quyền thực hiện dự án phát triển đô thị TOD sau khi hỗ trợ GPMB thu hồi. Cho phép hai thành phố được giữ lại tiền thu từ đất để đầu tư trực tiếp cho dự án phát triển hệ thống METRO thông qua đấu giá quyền phát triển dự án khu đô thị TOD.

Cho phép thành phố được phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình hoặc các hình thức huy động vốn hợp pháp khác vượt khung trần nợ công áp dụng cho thành phố theo từng năm và trong cả giai đoạn đến năm 2035 đảm bảo đủ nguồn vốn cần thiết cho dự án phát triển hệ thống Metro 200km.

Dành 1 tỷ đô la (vốn mồi), trong đó 50% ngân sách Thành phố và 50% sử dụng ngân sách hỗ trợ của Trung ương, để thực hiện dự án thí điểm (cho 1 tuyến có chiều dài khoảng 10km) theo mô hình “sandbox”, áp dụng các cơ chế đặc thù nêu tại nghị quyết này để rút kinh nghiệm hoàn chỉnh cơ chế và luật hóa các cơ chế này để áp dụng cho toàn bộ dư án 200km.

Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư 1 dự án đô thị đường sắt gắn liền với TOD cho toàn bộ kế hoạch xây dựng đô thị đường sắt; phân cấp ủy quyền cho hai thành phố phê duyệt và triển khai dự án theo cơ chế áp dụng chung.

Nếu có sự khác biệt về cơ chế, thẩm quyền, cho phép hai thành phố được áp dụng quản lý dự án theo mô hình đối tác thực hiện dự án - PDP vốn đã phổ biến trên thế giới về quản lý dự án đầu tư, xây dựng...

Cho phép thực hiện cơ chế quản lý các nhà thầu theo hợp đồng FIDIC đầy đủ (không dừng lại ở mức khuyến khích) để giảm rủi ro pháp lý cho các Cơ quan quản lý Nhà nước và Chủ đầu tư và đẩy nhanh tiến độ dự án.

aaa.jpg
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Cho phép hai thành phố cùng lựa chọn và ban hành khung tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chung áp dụng cho các dự án đường sắt đô thị của hai thành phố dựa trên các tiêu chuẩn quy chuẩn về đường sắt đô thị phổ biến nhất trên thế giới trong trường hợp có sự khác biệt so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước hoặc chưa có tiêu chuẩn quy chuẩn Việt Nam.

Quốc hội giao thẩm quyền cho hai Thành phố xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với từng hợp phần của dự án phù hợp với năng lực của nhà thầu/doanh nghiệp trong nước tăng dần theo thời gian tại từng thời điểm.

Cho phép Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn mô hình và quyết định thành lập Tổng Công ty quản lý đầu tư, xây dựng, phát triển và vận hành hệ thống metro/TOD có chức năng kinh doanh đa ngành để tự chủ tài chính đảm bảo đủ ngân sách để đầu tư, vận hành khai thác và duy tu bảo dưỡng hệ thống Metro.

Cho phép Tổng công ty Metro/TOD của mỗi thành phố được nhận một phần hỗ trợ từ ngân sách để thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề thuộc các ngành nghề trong đề án nhân sự cho quá trình xây lắp, vận hành và bảo dưỡng hệ thống Metro.

Nếu có những cơ chế đặc thù nêu trên, việc hoàn thiện đường sắt đô thị đối với hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt được chỉ sau 10 năm, ông Đặng Huy Đông cho rằng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển”: 64 học sinh, tập thể được vinh danh
    Từ hơn 600.000 bài dự thi, Ban tổ chức cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển” đã chọn lựa được 64 tác phẩm xuất sắc của em học sinh, tập thể nhà trường, Hội Đồng đội để trao giải.
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Bình chọn cho Việt Nam tại Giải thưởng World Golf Awards 2024
    Tại Giải thưởng World Golf Wards 2024, Việt Nam được đề cử ở cả hạng mục Điểm đến Golf tốt nhất châu Á (Asia’s Best Golf Destination 2024) và Điểm đến Golf tốt nhất thế giới (World’s Best Golf Destination 2024).
  • Hoa lề phố - Phố hoa lệ
    Năm chồng lên năm, mùa vắt sang mùa, xuân hạ thu đông “chùng chình” dắt tay nhau bước đi làm nên bức tranh Hà Nội chuyển mình thơ mộng. Nhưng người ta còn một đơn vị nữa để đong đếm thời gian đi qua thành phố hoa lệ - hoa bên lề phố.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
6 nhóm giải pháp phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO