11 quốc gia tham dự Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12

hanoimoi| 03/06/2022 07:18

Sau 1 năm bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12 sẽ trở lại từ ngày 3 đến 12-6, với sự tham gia của 10 quốc gia châu Âu và chủ nhà Việt Nam.

11 quốc gia tham dự Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12
Họp báo thông tin về Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12.

Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam do Hãng Phim tài liệu và khoa học trung ương, Hiệp hội các Viện Văn hóa và các đại sứ quán châu Âu (EUNIC) phối hợp tổ chức thường niên.

Tại họp báo ngày 30-5, Ban tổ chức cho biết, Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12 quy tụ 10 quốc gia châu Âu, gồm: Áo, Bỉ (Wallonia-Brussels), Pháp, Italia, Đức, Israel, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, Anh và chủ nhà Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Hãng Phim tài liệu và khoa học trung ương, liên hoan phim tài liệu lần này diễn ra trong bối cảnh toàn thế giới vừa phải đối diện với đại dịch Covid-19. Điều này càng khẳng định những nỗ lực của Ban tổ chức nhằm đem đến khán giả Việt Nam những phim tài liệu hấp dẫn của Việt Nam và các quốc gia châu Âu. Những bộ phim tham dự đều có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, mang đậm nét văn hóa của mỗi quốc gia, dấu ấn của từng đạo diễn. 

11 quốc gia tham dự Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12
Nhiều tác phẩm giá trị chiếu tại liên hoan.

Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội, Chủ tịch EUNIC - Việt Nam Wilfried Eckstein nhận định, ưu thế lớn nhất của phim tài liệu là nền tảng nghiên cứu và tinh thần báo chí. Chúng quan sát các chuyển biến xã hội và ý nghĩa của những thay đổi ấy đối với cá nhân. Lần này, khán giả sẽ được thưởng thức những phim tài liệu phong phú, đã được đề cử hoặc nhận giải tại các liên hoan phim danh tiếng.

Chủ đề của các bộ phim trong liên hoan lần này rất đa dạng, như rời nông thôn ra thành phố, ứng phó với biến đổi khí hậu, thay đổi của mỗi cá nhân để phù hợp với sự phát triển của xã hội, chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng… 

Đó là các phim “Trong từng phút giây” (Pháp), “Vương quốc bất định” (Anh), “Helmut Lachenmann - Con đường của tôi” (Đức), “Cậu bé Samedi” (Bỉ), “Chuyển hướng mới” (Cộng hòa Séc), “Hãy cứu xóm làng” (Áo), “Omega” (Tây Ban Nha), “Phân tử” (Italia), “Mục tiêu chung” (Israel), “Công dân Nobel” (Thụy Sĩ) và các phim Việt Nam: “Những vùng đất hồi sinh”, “Mẫu Liễu Hạnh”, “Mạn đàm trà Việt”, “Chuyện cổ tích ở bản Rào Tre”, “Những người kể chuyện phố cổ Hà Nội”, “Đình làng Bắc Bộ”, “Hai bàn tay”, “Cuộc chiến không giới hạn”, “Phía sau ánh hào quang”, “Nữ du kích sông Hương”.

Các phim được chiếu miễn phí vào buổi tối từ ngày 3 đến 12-6, tại Hãng Phim tài liệu và khoa học trung ương (465 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội).

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
11 quốc gia tham dự Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO