Y tế - Giáo dục

10 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục Thủ đô năm 2024

Sơn Dương 07:39 05/01/2025

Hà Nội dẫn đầu cả nước về triển khai học bạ số, giáo dục mũi nhọn đứng đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi... là những sự kiện nổi bật của ngành giáo dục Thủ đô trong năm 2024.

1. Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển

Năm 2024, thành phố Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với tổng số 2.913 trường mầm non, phổ thông các cấp, 2,3 triệu học sinh, gần 128.000 giáo viên; 1 trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục; 29 trung tâm GDNN - GDTX.

2. Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô

Năm 2024, Sở GD&ĐT tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô (1954-2024) với một số Chương trình: "Hành khúc học sinh Thủ đô"; Cuộc thi "Sáng tác ca khúc dành cho học sinh"; Liên hoan hợp xướng học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm 2024; Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ VIII, năm 2024 cấp thành phố; Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2024...

dsc_0021.jpg
Học sinh Hà Nội trong chương trình Hành khúc học sinh Thủ đô chào mừng kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục Hà Nội (1954-2024).

3. Không còn hiện tượng xếp hàng nộp hồ sơ tuyển sinh

Năm 2024, Sở GD&ĐT Hà Nội hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, tạo thuận lợi cho nhân dân, phụ huynh và học sinh, khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong công tác thi, tuyển sinh của những năm trước như: Không còn hiện tượng xếp hàng nộp hồ sơ tuyển sinh hay bốc thăm để vào các trường công lập; không còn những sai sót như việc "đề thi mờ"...

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT chung của toàn thành phố đạt 99,81%, tăng 0,25% và tăng 5 bậc so với năm 2023 (từ vị trí thứ 16 vươn lên xếp vị trí thứ 11).

Hà Nội là địa phương có nhiều điểm 10 thi tốt nghiệp THPT nhất cả nước với 915 điểm.

Trong tổng số 200 thí sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất, thành phố Hà Nội có 33 thí sinh, đặc biệt, 1 thí sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất cả nước: 57,85 điểm.

Toàn thành phố có 194/269 trường có tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%, tăng 54% so với năm 2023.

4. Giáo dục mũi nhọn Thủ đô đứng đầu cả nước tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế

Năm 2024, học sinh Thủ đô đứng đầu cả nước với 184 em đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, cao hơn năm 2023.

Đặc biệt, học sinh Hà Nội đoạt 2 Huy chương Vàng Olympic môn sinh học, hóa học, 5 huy chương trong kỳ thi Olympic thiên văn và vật lý thiên văn quốc tế IOAA tại Brazil; 6 huy chương trong kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế - IJSO năm 2024; 24 huy chương trong kỳ thi Olympic toán và khoa học quốc tế IMSO 2024 tại Trung Quốc...

img-782420240829102032.jpg
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương trao giấy khen chúc mừng thành tích xuất sắc của các học sinh tại kỳ thi Olympic quốc tế IOAA.

5. Dẫn đầu cả nước về kết quả triển khai học bạ số cấp tiểu học

Hà Nội là đơn vị dẫn đầu cả nước về kết quả triển khai học bạ số cấp tiểu học với 97,64% học sinh khối 1 đến khối 4 được tạo thành công học bạ số (trung bình của cả nước đạt 41%).

6. Có 56 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" và "Nhà giáo Ưu tú"

Năm 2024, ngành GD&ĐT Thủ đô có một "Nhà giáo Nhân dân" và 55 "Nhà giáo Ưu tú". Đây là vinh dự, tự hào của các nhà giáo Thủ đô và toàn ngành GD&ĐT Thủ đô.

7. Thu hẹp khoảng cách, chất lượng giáo dục giữa các quận huyện

Năm 2024, Sở GD&ĐT thực hiện Phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" giai đoạn 2022-2025.

Kết quả: 30/30 quận huyện kết nối xây dựng kế hoạch cùng chung tay phát triển; có 1.197 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT tổ chức gặp gỡ, xây dựng và triển khai kế hoạch giao ước thực hiện chương trình phối hợp giữa các đơn vị

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT chung toàn thành phố đạt 99,81%, tăng 0,25% và tăng 5 bậc so với năm 2023 (từ vị trí thứ 16 vươn lên xếp vị trí thứ 11).

Trong số 256 trường THPT, 194 trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100%, tăng 54 trường so với năm học trước. Trong số 54 trường có tỷ lệ tốt nghiệp 100%, rất nhiều trường ở khu vực ngoại thành năm đầu tiên đạt thành tích này.

thihn-16967712190981787167335-0-0-640-1024-crop-1696771221886139248382.jpg
Thí sinh dự thi lớp 10 THPT tại Hà Nội.

8. Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X năm 2024

Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X năm 2024 có quy mô tổ chức lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của hơn 400.000 lượt học sinh.

9. Ban hành Nghị quyết quy định mức tiền thưởng đối với học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi

HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết quy định mức tiền thưởng đối với học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi, kỳ thi trong nước, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh đạt giải.

Điều này thể hiện thành phố ưu tiên đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

10. Hà Nội tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế

Năm nay, ngành GD&ĐT Hà Nội tiếp tục tích cực đẩy mạnh hợp tác giáo dục trong nước và quốc tế.

Với tinh thần: "Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước", giáo dục Hà Nội đã hỗ trợ hiệu quả cho giáo dục các tỉnh, thành phố như Điện Biên, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Nam..., nâng cao chất lượng giáo dục thông qua chuyển đổi số./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Bộ sưu tập tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới
    Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
10 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục Thủ đô năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO