Yên bình làng cổ Ước Lễ

HNM| 18/09/2021 11:43

Ước Lễ, tên nôm là làng Chảy (thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai), là một trong những ngôi làng cổ của xứ Đoài, nằm ở phía tây nam, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km. Nhắc đến Ước Lễ, nhiều người nhớ ngay tới đặc sản giò chả nức tiếng. Nhưng không chỉ có vậy, Ước Lễ còn là một làng quê giàu truyền thống văn hóa - một “bảo tàng sống" về lối sống nông nghiệp điển hình của nông thôn Bắc Bộ.

Yên bình làng cổ Ước Lễ
Cổng làng Ước Lễ.

“Bảo tàng” về lối sống nông nghiệp

Ước Lễ gây ấn tượng đặc biệt ngay từ cổng làng - một công trình kiến trúc bề thế, có hình dáng như cổng thành với những nét đặc trưng mang phong cách nghệ thuật thời Mạc (thế kỷ XVI). Cổng làng nằm sau cây cầu uốn cong bắc qua một con hào nhỏ. Trên cổng đề ba chữ: “Ước Lễ môn”, nghĩa là “Cổng Ước Lễ”, với hàm ý: Người quân tử dù học hành cao rộng vẫn phải tôn trọng lễ giáo... Hai bên cổng có đôi câu đối bằng chữ Hán, thể hiện niềm mong cầu cho những người con của làng ra ngoài làm ăn luôn thuận lợi, công thành danh toại.

Cổng làng là một công trình kiến trúc gồm 2 tầng. Phía dưới là tường gạch để mộc, ở giữa có một cổng vòm rộng. Bên trên là vọng lâu có tấm biển đề 4 chữ “Mỹ tục khả phong”, nghĩa là “Phong tục hay nên theo”. Dòng lạc khoản đề trên tấm biển cho biết, 4 chữ này do triều đình ban tặng vào năm Tự Đức thứ tư (1851) bởi làng Ước Lễ từng có quỹ "Nghĩa thương" chuyên cứu tế dân nghèo. Điều này cho thấy Ước Lễ là một ngôi làng khá giả, có truyền thống tương thân tương ái và trọng lễ nghĩa.

Bao quanh cổng và toàn bộ ngôi làng là con hào nhỏ cùng lũy tre ken dày - lối kiến trúc điển hình của làng quê Bắc Bộ, nhằm bảo vệ xóm làng khỏi trộm cướp, nhờ đó cuộc sống của người dân làng Ước Lễ luôn yên bình. Trải qua nhiều thế kỷ, Ước Lễ vẫn bảo tồn nguyên vẹn hệ thống di tích với mật độ dày đặc, gồm 6 đình, chùa, nhà thờ, 6 giếng cổ cùng chợ làng, cây đa cổ thụ và những nếp nhà cổ mang nét đặc trưng của xứ Đoài. Gắn với các di tích là những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Đó là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng - Tể tướng Lữ Gia, vị anh hùng trong cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán xâm lược. Ngày nay, dân làng thường tổ chức Lễ hội đình Ước Lễ để tưởng nhớ ngài vào ngày 12 tháng Tám (âm lịch) hằng năm.

Ngoài ra, ở Ước Lễ còn có một phong tục khác vô cùng độc đáo, đó là tục ăn “Tết bù” vào ngày rằm tháng Giêng. Phong tục này xuất phát từ việc dân làng thường bận làm giò chả phục vụ nhu cầu ăn Tết của người dân khắp nơi nên không thể chuẩn bị Tết chu đáo. Vì thế, rằm tháng Giêng mới là dịp các gia đình ở Ước Lễ quây quần ăn “Tết bù”. Nhờ bảo tồn, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp nên Ước Lễ được ví như một “bảo tàng” về lối sống nông nghiệp của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Điểm đến tiềm năng 

Khung cảnh cổ kính, yên bình ở Ước Lễ là một trong những thế mạnh để phát triển du lịch. Nơi đây thu hút nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh đến ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Anh Nguyễn Viết Mạnh (Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội) chia sẻ: “Có thời gian là tôi cùng bạn bè lại về các làng quê ngoại thành Hà Nội để chụp ảnh. Tôi rất thích làng cổ Ước Lễ bởi vẻ đẹp cổ kính, bình dị. Nếu được đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch cùng thiết kế tour hợp lý, Ước Lễ có thể trở thành một điểm đến hấp dẫn”.

Là địa phương sở hữu hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và làng nghề đa dạng, Thanh Oai có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh, làng nghề. Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Oai Trần Văn Lợi cho biết, huyện đã và đang kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để tu bổ cấp thiết một số di tích xuống cấp tại làng Ước Lễ, qua đó vừa bảo tồn, phát huy giá trị di tích vừa phát triển du lịch.

“Ước Lễ là điểm đến thuộc một trong hai tuyến du lịch chủ đạo của huyện Thanh Oai, gồm Làng cổ Cự Đà - chùa Bối Khê - làng cổ Ước Lễ - làng Vác. Tuyến du lịch này giúp du khách tìm hiểu những ngôi làng cổ mang đậm giá trị văn hóa đặc trưng của xứ Đoài kết hợp với trải nghiệm tham quan các làng nghề truyền thống”, ông Lợi nói.

Mặc dù nghề làm giò chả đã hình thành, phát triển qua 5 thế kỷ, nhưng không giống các làng nghề khác thường sản xuất sản phẩm truyền thống tại chỗ, hầu hết người Ước Lễ đều tỏa đi khắp các vùng miền để lập nghiệp và giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. Hiện ở làng chỉ còn dưới 10 hộ làm nghề. Vì thế, việc đưa khách đến tham quan, tìm hiểu tại làng sẽ vừa gia tăng trải nghiệm cho du khách, vừa góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của làng Ước Lễ trong thời gian tới.

(0) Bình luận
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Yên bình làng cổ Ước Lễ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO