Xúc động về tiếng còi tàu dài trên đỉnh đèo Hải Vân

Nguyên Hương| 10/06/2020 15:07

Trong chương trình Quán Thanh xuân số tháng 6-2020 với chủ đề “Ơi cuộc sống mến thương”, NSND Thanh Hoa, người may mắn có mặt trên chuyến tàu đầu tiên nối hai miền Nam- Bắc sau ngày giải phóng đất nước, đã lý giải vì sao mà có một con tàu khi qua đèo Hải Vân đều kéo một hồi còi dài và đó chính là khởi nguồn cảm hứng để người chồng của bà, cố nhạc sĩ Phan Lạc Hoa viết lên ca khúc nổi tiếng “Tàu anh qua núi”.


Ngày 30/4/1975, Sài Gòn giải phóng, đất nước hòa bình nhưng phải đến ngày 31/12/1976 mới có chuyến tàu Bắc-Nam Thống Nhất đầu tiên. Hơn hai mươi năm (1954-1975) đôi bờ sông Bến Hải (Quảng Trị) tạm thời chia cắt, chứng kiến bao cảnh vợ chồng, mẹ con, anh em… phân ly. Cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc tập kết, những tưởng sau hai năm trở về đoàn tụ gia đình, nhưng kẽm gai, bom mìn của chính quyền Sài Gòn đã chặn lại. Cả dân tộc trường kỳ chiến đấu, giải phóng Sài Gòn, Bắc Nam thống nhất, đất nước hòa bình. Khát vọng của đồng bào miền Nam khi ấy là sớm được trở về cố hương tìm lại người thân sau chiến tranh lưu lạc.

Xúc động về tiếng còi tàu dài trên đỉnh đèo Hải Vân

Mấy ai biết rằng, chỉ sau 7 tháng, kể từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 14/11/1975, Chính phủ đã ra Mệnh lệnh đặc biệt quyết định khôi phục tuyến đường sắt Bắc Nam. Từ đây, đất nước đã phải mất hơn 1 năm làm việc nhọc nhằn gian khổ để hoàn thành mục tiêu. Tính ra đã có hơn 10 vạn lượt cán bộ, công nhân, bộ đội và nhân dân tham gia khôi phục công trình. Để rồi sau hơn 400 ngày đêm, nắng mưa, thiếu thốn… tuyến đường sắt Bắc Nam dài hơn 1.730km đã được nối liền. Cũng mấy ai biết rằng, chặng đường này đã vượt qua 20km cầu lắp đặt mới, có khoảng 660km đường ray mới, và kéo gần 1.700km dây thông tin. Người ta phải đào đắp gần 3 triệu m3 đất và khai thác 7 vạn m3 gỗ để làm đường. Thời gian và tinh thần lao động sáng tạo của con người đã làm nên một sự kiện lịch sử: 6 giờ sáng ngày 31/12/1976, đoàn tàu Thống Nhất kéo hồi còi vang động trong không gian, chuyển bánh xuất phát hướng về phía Sài Gòn, sau hơn hai chục năm chia cắt. Cái giờ phút ấy mãi mãi đi vào lịch sử đường sắt Việt Nam, mở ra những đường tàu mùa xuân - chở bao yêu thương và xóa nhòa những xa cách, nhung nhớ. 

Những hình ảnh đầy xúc động ấy đã được tái hiện trong chương trình Quán Thanh xuân số tháng 6-2020. NSND Thanh Hoa đã tiết lộ thông tin vô cùng thú vị về một con tàu mỗi lần qua đèo Hải Vân đều kéo một hồi còi dài. Bà kể, trên chuyến tàu năm ấy, bà và chồng của mình là cố nhạc sĩ Phan Lạc Hoa đi từ Hà Nội vào Sài Gòn. Trưởng tàu tên là Qúy, một người chơi rất thân với nhạc sĩ Phan Lạc Hoa. Anh Qúy có cô bạn gái là thanh niên xung phong đã hy sinh và có phần mộ trên đỉnh đèo Hải Vân. Trong chuyến đi ấy, người trưởng tàu và nhạc sĩ Phan Lạc Hoa cùng xuống thắp hương cho cô bạn gái này. “Khi lên tàu anh Qúy đã kéo một hồi còi dài như một lời tạm biệt người bạn gái cũ. Chính từ câu chuyện có thật ấy đã gây xúc động mạnh với nhạc sĩ Phan Lạc Hoa. Anh đã mê mẩn viết suốt đêm hôm ấy. Thông điệp mà anh ấy nhắn gửi là đoàn tàu có đi mãi nhưng tiếng vọng của nó thì như một kỷ niệm đẹp cho một mối tình dang dở. Tối hôm ấy khi tất cả mọi người ngồi quây quần bên nhau, anh Hoa đã đánh đàn cho tôi hát. Khi hát xong anh Qúy đã ôm anh Hoa và khóc”, NSND Thanh Hoa kể lại.

Xúc động về tiếng còi tàu dài trên đỉnh đèo Hải Vân

Từ đó bài hát vang lên trên những con tàu Bắc-Nam như kể về câu chuyện tình yêu đẹp của người thợ đường sắt vượt con đèo đầy kỷ niệm mang tên Hải Vân. Cũng ngay tại chính sân khấu của Quán Thanh xuân, ca sĩ trẻ Hòa MinZy đã hát lại ca khúc quen thuộc gắn liền với tên tuổi NSND Thanh Hoa bằng chất giọng trong trẻo, cao vút không khác với NSND Thanh Hoa hồi trẻ.



(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ VHTT&DL yêu cầu xây dựng Báo cáo quốc gia di sản Hát Ca trù trong Danh sách Khẩn cấp của UNESCO
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương vừa ký Công văn số 1833/BVHTTDL-DSVH về việc xây dựng Báo cáo quốc gia di sản Hát Ca trù trong Danh sách Khẩn cấp của UNESCO.
  • Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
  • Ký ức về cha và bản tình ca ngày thống nhất đất nước
    Từ năm 13 tuổi, tôi theo bố (nhạc sĩ Lê Việt Hòa) ra Hà Nội học tại Nhạc viện, trong khi mẹ vẫn dạy học ở quê, chăm lo cho các em và bà ngoại. Hai bố con sống trong căn phòng nhỏ 16m² trên tầng 2 khu nhà lắp ghép E2, Tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128 Đại La).
  • Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025
    Triển lãm quốc tế ngành làm đẹp Beautycare Expo 2025, diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế IEC, đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới chuyên môn và doanh nghiệp với nhiều hoạt động nổi bật. Trong đó, hai hội thảo khoa học chuyên sâu và cuộc thi giao lưu tay nghề chăm sóc da - spa đã trở thành tâm điểm, phản ánh rõ nét xu thế làm đẹp không xâm lấn và ứng dụng tế bào gốc trong tương lai.
  • Tập đoàn Mường Thanh khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên
    Ngày 7/5/2025, thành phố Điện Biên Phủ sẽ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng mới của sự sang trọng, tiện nghi bậc nhất giữa núi rừng Tây Bắc.
Đừng bỏ lỡ
Xúc động về tiếng còi tàu dài trên đỉnh đèo Hải Vân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO