Xuất hiện kênh dẫn vốn mới cho doanh nghiệp Việt

pv| 18/04/2019 08:01

Nguồn vốn đầu tư trên thị trường đang thắt chặt quản lý, trong khi nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Việt ngày một lớn mạnh, do đó, các biện pháp thúc đẩy và tiếp cận nguồn vốn mới đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Xuất hiện kênh dẫn vốn mới cho doanh nghiệp Việt

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tín dụng ngân hàng

Theo Thông tư 16/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm từ 45% năm 2018 xuống còn 40% kể từ ngày 1/1/2019. Tỷ lệ này có kế hoạch tiếp tục giảm dần về mức 30% theo dự thảo sửa đổi mới nhất được công bố. Trên thực tế, người dân Việt Nam phần lớn lựa chọn kỳ hạn gửi tiền ngắn nên quy định này đã hạn chế hơn về nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Tính đến ngày 25/3/2019, nguồn tín dụng đối với nền kinh tế Việt Nam tăng khoảng 2,28% so với cuối năm 2018, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức 3,5% cùng kỳ năm 2018 và 4,3% cùng kỳ năm 2017.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tăng trưởng tín dụng giảm tốc khi GDP tiếp tục tăng trưởng có phải là dấu hiệu của một nền kinh tế đã ít phụ thuộc hơn vào các nhà băng?

Trong khi đầu ra tăng thấp nhưng lãi suất huy động tại các ngân hàng vẫn khá ổn định, thậm chí còn tăng ở các kỳ hạn dài, hiện đạt 8,5% nhưng vẫn chưa hút được dòng tiền về. Vậy tiền đang nằm ở đâu? Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định nguồn tiền đang dịch chuyển ra ngoài và không còn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng.

Nguồn vốn từ các công ty tài chính

Khoảng 3 năm trở lại đây, hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của các công ty tài chính (CTTC) đã đáp ứng khá tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng tổng số khoản vay đạt 11,4%, tăng mạnh so với tỷ lệ 9,3% trong năm 2015, phục vụ cho hơn 60% nhóm khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng đang trong tình trạng bị thắt chặt.

Mới đây, dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN đang quy định rõ hơn các nghĩa vụ của CTTC nhằm quản lý chặt hơn hoạt động của các đơn vị này. Đáng chú ý, dự thảo đề xuất, các CTTC chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng đã và đang vay tại chính CTTC đó và cân đối tỷ trọng cho vay tiền mặt trên tổng dư nợ cho vay của các CTTC không vượt quá 30%.

Về hạn mức tín dụng, trong năm 2018, hạn mức tăng trưởng tín dụng NHNN dành cho 3 CTTC lớn nhất Việt Nam (gồm FE Credit, HD Saison, Home Credit chiếm 88% thị phần) là khoảng 26%. Nhưng trong năm 2019, hạn mức tín dụng tạm thời đối với 3 công ty này chỉ còn 12%. Điều này cho thấy một sự sụt giảm rất mạnh về cung ứng nguồn vốn ra thị trường.

Nguồn vốn trên thị trường chứng khoán

Tiềm năng nguồn vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK) luôn được đánh giá là dồi dào nhưng lại phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và trước đây thường hướng tới các doanh nghiệp quy mô lớn, có kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng.

Tuy nhiên hiện nay, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), việc huy động vốn dài hạn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng đang trở thành một kênh quan trọng và hiệu quả, được áp dụng triệt để thông qua các hình thức như: trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành bán cho cổ đông hiện hữu, phát hành riêng lẻ cho đối tác…

Mặc dù vậy, đang có nhiều động thái cho thấy nguồn vốn vào TTCK sẽ được quản lý chặt chẽ hơn thông qua nhiều quy định mới và chế tài mới, với mục tiêu minh bạch và nâng hạng TTCK.

Trước tình hình này, để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng mới đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho SME xuống còn 15 - 17%, thay vì mức 20% như đang áp dụng. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các SME tích tụ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, là tiền đề giúp khối này phát triển, chuyển đổi thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

P2P Lending, cơ hội gặp gỡ của các doanh nghiệp

Giữa thực trạng “khát” vốn của các doanh nghiệp, P2P Lending xuất hiện và được xem là giải pháp mở rộng nguồn vốn phát triển doanh nghiệp.

Thông qua việc áp dụng công nghệ 4.0 cho các dịch vụ online, P2P kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp có nhu cầu gọi vốn với các nhà đầu tư mà không cần qua bất cứ khâu trung gian nào khác, chi phí dịch vụ thấp, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Nhờ sở hữu lợi thế vượt trội so với các kênh tín dụng khác, P2P đã thu hút nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia với những địa chỉ uy tín như Lendbiz, SHA… và mới đây nhất là VnVon – một thương hiệu sàn giao dịch cho vay ngang hàng có quy mô lớn tại Việt Nam.

Theo đại diện VnVon, dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng từ thị trường, VnVon hội tụ ưu điểm mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như: đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi; thủ tục nhanh chóng; kỳ hạn vay linh động phù hợp nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Đặc biệt, VnVon không yêu cầu tài sản thế chấp đối với khoản vốn vay lên tới 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, VnVon cũng hỗ trợ tư vấn tài chính doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại. Công nghệ này giúp VnVon có thể phân lọc, nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về thị trường, từ đó có những thông tin dự báo chính xác, đảm bảo đảm bảo tối thiểu những rủi ro xảy ra với doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
Xuất hiện kênh dẫn vốn mới cho doanh nghiệp Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO