Xử phúc thẩm nhóm khủng bố đặt bom xăng ở Sân bay Tân Sơn Nhất

Vietnamplus| 04/06/2018 17:39

Ngày 4-6, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 84 Bộ luật Hình sự năm 1999. Thẩm phán Huỳnh Công Lý làm chủ tọa phiên tòa phúc thẩm.

Xử phúc thẩm nhóm khủng bố đặt bom xăng ở Sân bay Tân Sơn Nhất
Bị cáo Nguyễn Đức Sinh (ngoài cùng bên phải), đối tượng ném bom xăng đốt kho tạm giữ xe của công an, khi bị đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 12-2017. (Ảnh: Thành Trung/TTXVN)

Sau phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh ngày 27-12-2017, 14 bị cáo kháng cáo. Hai bị cáo Trần Quốc Lượng (sinh năm 1991, ở tỉnh Đồng Nai) và Lê Thị Thu Phương (sinh năm 1996) không kháng cáo.

Trong vụ án này, Đặng Hoàng Thiện (sinh năm 1992, ở TP Hồ Chí Minh) là đối tượng chủ mưu, chế tạo bom xăng để đặt ở Sân bay Tân Sơn Nhất; tham gia đốt kho tạm giữ xe vi phạm giao thông số 1, Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) theo kế hoạch của Nguyễn Đức Sinh (sinh năm 1985, ở tỉnh Bình Định). Thiện bị Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 16 năm tù giam; sau bản án Thiện kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Thiện thừa nhận hành vi như cáo trạng đã truy tố. Thiện đã chế tạo hai quả bom xăng với kíp nổ điều khiển từ xa tại căn nhà ở quận 6, TP Hồ Chí Minh. Thực hiện kế hoạch, chiều tối 22-4-2017, Thiện chở hai thùng các-tông đựng bom xăng, giao một thùng cho Trương Tân Phát (sinh năm 1984, ở quận 12) và Ngô Thụy Tường Vy (sinh năm 1986, ở quận Tân Bình) tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Khi vào bãi giữ xe sân bay, Phát lo sợ hậu quả nên đã tháo pin ra khỏi thiết bị điều khiển. Sau đó, Phát và Vy mang quả bom trong thùng các-tông bỏ ở cột số 9, sảnh chờ ga quốc tế. Sau khi ra bãi giữ xe, Phát gọi điện báo Thiện rằng bom không nổ.

Về phần mình, Thiện mang quả bom còn lại đặt trên tầng ba nhà giữ xe của sân bay rồi đi xuống tầng trệt kích hoạt. Nhưng do khoảng cách xa nên không kích nổ được, Thiện quay lại mang bom xuống tầng trệt kiểm tra thấy vẫn còn hoạt động bình thường, nhưng không dám mang lên lại vì sợ bị phát hiện. Đổi hướng, Thiện mang quả bom xăng này đến đặt ở cột số 9, sảnh chờ ga đến quốc tế thay thế quả bom thứ nhất. 

Đến 19h52' ngày 22-4-2017, Vy kích nổ thùng bom, bom phát nổ và cháy khiến hành khách hoảng sợ bỏ chạy. Lực lượng chức năng ngay lập tức có mặt, dập tắt đám cháy. Công an và lực lượng an ninh sân bay ngay sau đó phong tỏa hiện trường nhưng Thiện, đồng phạm đã kịp bỏ đi. Quá trình gây án của nhóm này đều bị camera an ninh tại Sân bay Tân Sơn Nhất ghi lại.

Nguyễn Đức Sinh cũng thừa nhận hành vi chủ mưu, lên kế hoạch, trực tiếp thực hiện vụ đốt kho tạm giữ xe vi phạm giao thông của Công an TP Biên Hòa bằng bom xăng. Đêm 8-4-2017, Đặng Hoàng Thiện đổ xăng vào giẻ, châm lửa, đưa cho Nguyễn Đức Sinh ném bom xăng qua tường rào vào bên trong kho, các đối tượng còn lại cảnh giới. Đám cháy nhanh chóng bùng phát, thiêu rụi hơn 300 xe máy.

Trước đó, theo nội dung bản án sơ thẩm, các bị cáo đã bị đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài lợi dụng, lôi kéo, kích động tham gia vào tổ chức phản động, chống đối lại chính quyền và nhân dân bằng nhiều hình thức như tuyên truyền xuyên tạc trên mạng xã hội, tham gia biểu tình, tuyển dụng thành viên, chế tạo vũ khí, khủng bố bằng bom xăng.

Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên phạt 15 bị cáo mức án thấp nhất 5 năm tù và cao nhất 16 năm tù cùng về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;” tuyên buộc các bị cáo gây ra vụ đốt kho tạm giữ xe phải bồi thường số tiền hơn 1,2 tỷ đồng cho Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Riêng bị cáo Lê Thị Thu Phương (sinh năm 1996, bạn gái Thiện) nhận mức án 1 năm 6 tháng tù hưởng án treo, thời gian thử thách 3 năm về tội “không tố giác tội phạm”.

Chiều cùng ngày, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi. Dự kiến phiên tòa xét xử đến ngày 5-6.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Xử phúc thẩm nhóm khủng bố đặt bom xăng ở Sân bay Tân Sơn Nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO