Xôi Phú Thượng Món quà quê của người Hà Nội

Kim Thoa - Minh Hường| 23/05/2021 14:55

Làng Gạ có gốc cây đề Có sông tắm mát, có nghề thổi xôi…

Xôi Phú Thượng Món quà quê của người Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu xôi làng nghề Phú Thượng

Câu ca là lời truyền tụng món xôi nức tiếng của vùng đất kinh kỳ Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Và, nếu có dịp, chỉ cần đi đến đầu ngõ làng Gạ (tức làng Phú Gia nằm bên bờ Nam sông Hồng, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) bạn đã có thể thấy mùi nếp thơm lừng thoang thoảng… 

Phú Thượng là một ngôi làng ven sông Hồng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ. Giống lúa nếp cái hoa vàng được trồng ở vùng đất này cho năng suất cao. Người dân Phú Thượng kỹ càng chọn hạt nếp thơm dẻo, mẩy tròn để đồ nên món xôi thơm dẻo - một thức ẩm thực nức tiếng Hà thành. 

Với người Hà Nội, xôi Phú Thượng đã trở nên thân quen, chỉ cần nhắc tên là ai cũng thấy gần gũi, lòng nao nao chỉ muốn có nắm xôi để thưởng thức cái vị dẻo bùi, thơm ngậy riêng biệt mà chỉ con người, hạt nếp và nguồn nước ở làng Phú Thượng mới làm ra được…

Xôi Phú Thượng Món quà quê của người Hà Nội
Theo bà Nguyễn Thị Loan  - Phó Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng, nghề nấu xôi được ông tổ của đình Phú Thượng khai sinh, từ thời bắt đầu với tập quán gieo trồng lúa nước của người Việt. Ngày xưa các cô, các bà thổi xôi bằng chõ đất, rồi đi bán rong dọc phố phường. Ngày nay, những người phụ nữ ở Phú Thượng đã khéo léo chọn  ngâm gạo, đỗ, đồ xôi tạo nên thương hiệu xôi Phú Thượng không những dẻo thơm, mềm mịn mà màu sắc cũng phong phú đa dạng với các loại nguyên liệu kèm theo như xôi nếp cẩm, xôi dừa, xôi gấc… Dần dần nghề nấu xôi đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân và đóng góp đáng kể vào kinh tế địa phương.

Xôi Phú Thượng Món quà quê của người Hà Nội
Xôi Phú Thượng được gói trong lá dong hoặc lá sen.
Ở Hà Nội, xôi Phú Thượng đã trở thành món ăn trong các mâm cỗ, thành quà biếu hay là bữa sáng cho mọi người. Xôi Phú Thượng có mặt khắp mọi ngõ ngách, trên các vỉa hè…, chỉ cần dăm nghìn cũng đủ một bữa sáng tươm tất. Xôi Phú Thượng thường được gói trong lá sen hoặc lá dong. Mùi xôi hòa quyện với mùi lá dân dã, gợi nhớ hương vị đồng quê khiến cho người ta chỉ muốn thưởng thức ngay khi cầm nắm xôi trên tay. 

Về làm dâu Phú Thượng hơn 10 năm nay, cũng chừng ấy năm chị Yến (phố Thượng Thụy, Phú Thượng) theo nghề  xôi, cái nghề gia truyền được mẹ chồng quê làng Gạ truyền lại cho chị. Chị Yến cho hay, để làm ra xôi Phú Thượng phải rất kỳ công, chỉ cần sơ sẩy, hay làm ẩu một công đoạn thì chõ xôi đó sẽ bị hỏng.  Chính vì vậy mà gạo để đồ xôi Phú thượng là loại gạo mới, nếu ngày mai đồ xôi thì hôm nay mới xát gạo. Muốn đồ được xôi ngon cần vo gạo thật sạch, ngâm khoảng 3 tiếng rồi mang ra vo, đãi đến khi nước thật trong. Xôi được đồ từ tối hôm trước. Khi xôi chín thì dỡ ra rổ, lấy đũa đảo đều lên để thoát hơi rồi đến tầm 3 giờ sáng hôm sau dậy đồ lại một lần nữa. Xôi được đồ qua hai lửa cho nên dù có để qua ngày thì món xôi Phú Thượng vẫn thơm dẻo chứ không cứng như một số loại xôi khác. 

Làng nghề xôi Phú Thượng đã được thành phố công nhận  danh hiệu “Làng nghề truyền thống” năm 2016.  Tháng 12/2020, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP. Hà Nội đã tiến hành thẩm định tiêu chuẩn chất lượng của 3 sản phẩm xôi phường Phú Thượng. Kết quả, xôi chè, xôi ngũ sắc và xôi xéo đều được đánh giá 4 sao. 

Xôi Phú Thượng Món quà quê của người Hà Nội
Xôi Phú Thượng đang ngày càng phát triển đa dạng, được quảng bá ở các hội chợ, triển lãm du lịch ở cả trong và ngoài nước, khẳng định thương hiệu của làng nghề. Đó là, hội làng nghề xôi Phú Thượng đã tham gia khu chợ ẩm thực kỷ niệm 45 năm quan hệ hợp tác Việt nam – Nhật Bản; tham gia Hội văn hóa ẩm thực tại công viên Thống Nhất. Năm 2019, xôi Phú Thượng được tham gia giới thiệu và bán sản phẩm nhân dịp Lễ kỷ niệm 20 năm TP. Hà Nội được UNESCO công nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Tháng 1/ 2020 hội làng nghề xôi Phú Thượng được chọn là 1 trong 9 món ăn Thủ đô Hà Nội tham gia Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội… 

Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, xôi Phú Thượng cũng như nhiều làng nghề khác đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách… Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của con người Phú Thượng, làng nghề xôi Phú Thượng vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển và trở thành món quà quê tưởng chừng như đơn giản mà vô giá trong tâm khảm người Hà Nội…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
    Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
  • Khơi nguồn tri thức quản trị – Góp phần làm rạng danh báo chí cách mạng Việt Nam
    Chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 18/6/2025, tại Hà Nội, Học viện Hành chính và Quản trị công đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, tri ân những đóng góp to lớn của đội ngũ nhà báo và cán bộ làm công tác truyền thông của Học viện.
Đừng bỏ lỡ
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
Xôi Phú Thượng Món quà quê của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO