Xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh?

Bích Thanh/TNO| 20/09/2017 22:43

Trong những ngày qua, câu chuyện lạm thu trong trường học đã trở thành đỉnh điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua các đợt thanh tra, Bộ GD-ĐT cũng đã khẳng định có xảy ra tình trạng lạm thu trong các trường học.

 Đặc biệt, Văn phòng Chính phủ cũng phát đi công văn hỏa tốc gửi Bộ GD-ĐT và các UBND tỉnh, thành, nêu yêu cầu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học.

Ông Đam cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT và UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu cơ sở giáo dục vi phạm. Bộ GD-ĐT và các địa phương cũng phải kịp thời hỗ trợ các trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các cơ sở giáo dục ở khu vực khó khăn, chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, bảo đảm tất cả học sinh được đi học đầy đủ.

Có nhiều luồng ý kiến nêu ra nguyên nhân dẫn đến lạm thu, tựu trung chủ yếu là do sự yếu kém của một số ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhiều ban đại diện không đứng về phía cha mẹ học sinh mà trở thành “cánh tay nối dài” của ban giám hiệu đặt ra các khoản thu hết sức vô lý, tiếp tay cho lạm thu.

Phụ huynh học sinh Nguyễn Hải Phong (ở Q.5, TP.HCM) bức xúc nói rằng: “Ban đại diện toàn những gia đình khá giả nên chẳng có một ai là người hiểu tâm tư nguyện vọng của phụ huynh và là tiếng nói của phụ huynh mà chỉ là cổng truyền tin của trường thay lời nói, ý kiến của hiệu trưởng”.

Còn một phụ huynh tại Q.1, TP.HCM, cho biết các lớp chưa họp phụ huynh, chưa bầu ban đại diện thế nhưng trước đó nhà trường triệu tập ban đại diện các lớp cũ đi họp trù bị. Tại buổi họp này, ban giám hiệu nhà trường đã đề xuất các khoản kinh phí cần hỗ trợ. Đến ngày họp của lớp, mặc định các thành viên ban đại diện cũ đứng ra kêu gọi tự nguyện đóng góp việc này việc kia cho trường, cho lớp. Đứng trước mặt giáo viên, chả mấy phụ huynh dám có ý kiến phản bác vì e ngại ảnh hưởng đến con em mình nên đành chịu trận đóng cho xong. Sau đó người đóng cũng chẳng biết tiền của mình có được sử dụng một cách minh bạch hay không?

Từ những bức xúc trên, phụ huynh Huỳnh Châu Thanh (ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tỏ thái độ thẳng thắn: “Tiếng là ban đại diện cho cha mẹ học sinh nhưng thực chất những người đại diện này không xuất phát từ mong muốn của phụ huynh. Vậy thì có cần thiết sự tồn tại của ban đại diện này hay không?”.

Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng thực tế vẫn có ban đại diện cha mẹ học sinh là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường để thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh như: phối hợp với hiệu trưởng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tuyên truyền chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục học sinh, tổ chức bồi dưỡng khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

Theo bạn, nên giữ hay xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh?
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO