Xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2021: Chờ đợi tôn vinh người xứng đáng

KTĐT| 18/03/2021 10:17

Giữa tháng 3/2021, Bộ VHTT&DL công bố danh sách chốt của Hội đồng cấp cơ sở trình Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Những tên tuổi lớn như: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà văn Kim Lân… đã có tên trong danh sách đề nghị lần này. Như vậy, cùng với danh sách của 8 lĩnh vực đã được xin ý kiến từ tháng 1/2021, công chúng đang chờ đợi một mùa xét tặng xứng đáng, tôn vinh đúng và đủ những gương mặt tận hiến cho văn học nghệ thuật nước nhà.

Thế hệ vàng của văn học nghệ thuật
Nhà văn Nguyễn Khoa Điềm là một trong 9 nhà văn, nhà thơ nằm trong danh sách hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật do Hội đồng cấp cơ sở trình Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước, vừa được Bộ VHTT&DL đăng tải để lấy ý kiến của Nhân dân. Đối với nhiều độc giả, không phải đợi đến lần ghi nhận này mà từ trước đó nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã là tác giả lớn. Ông là nhà thơ tiêu biểu, có đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một nhà hoạt động chính trị rất tài ba.
Trong kho tàng sáng tác đồ sộ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, lần này Hội đồng cấp cơ sở đã chọn 3 tác phẩm và cụm tác phẩm gồm: Tập thơ Cõi lặng, Nguyễn Khoa Điềm tuyển thơ, Đất nước (chương chủ đạo trong trường ca Mặt đường khát vọng) để trình Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xem xét đề xuất trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Bên cạnh nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lần đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn học nghệ thuật còn có nhà văn Bùi Hiển - được xem là “Thế hệ vàng” của văn học Việt Nam; nhà văn Kim Lân – nhà văn của người nông dân Việt Nam và 6 tác giả lớn khác.
Trong đợt đề nghị xét tặng lần này, Hội đồng cấp cơ sở tỉnh Nghệ An cũng đã đề xuất Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác giả, nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong. Ông là người con ưu tú của mảnh đất xứ Nghệ, cả cuộc đời dành tâm huyết, tận hiến sức lực, trí tuệ cho dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nói riêng, cho văn hóa Nghệ Tĩnh nói chung. Với những tác phẩm của mình, ông đã góp phần rất lớn để dân ca Ví, Giặm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2014.
NSND Lê Tiến Thọ - nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đánh giá: “Những tác phẩm của nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong có chèo cải lương, dân ca Ví, Giặm… ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đặc biệt, bài dân ca “Giận mà thương” trong vở kịch “Khi bạn đội đi vắng” được nhạc sĩ Vi Phong ký âm và từ đó được lan truyền khắp cả nước, thậm chí vượt qua biên giới chinh phục bạn bè quốc tế”. Chính vì vậy, theo khán giả cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực sân khấu, nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong xứng đáng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Sẽ sớm trao tặng
Theo thông báo đợt 1 đã có 8 lĩnh vực công bố danh sách các tác giả được đề nghị xét tặng. Cụ thể, lĩnh vực âm nhạc có 5 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và 46 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước. Lĩnh vực sân khấu có 6 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và 20 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước.
Lĩnh vực múa có 5 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và 15 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước. Lĩnh vực điện ảnh có 4 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và 26 hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước. Ngoài ra, còn có lĩnh vực nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn nghệ dân gian. 8 lĩnh vực này đã hoàn thiện lấy ý kiến Nhân dân từ cuối tháng 1/2021.
Theo thông tin từ Bộ VHTT&DL, ngoài ra, mới đây Hội đồng cấp cơ sở đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho 9 tác giả và giải thưởng Nhà nước cho 50 tác giả.
Bộ đăng tải toàn bộ danh sách này trên website của Bộ, sẽ kết thúc vòng lấy ý kiến công khai vào ngày 29/3. Sau đó, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước sẽ họp xét theo quy định tại Nghị định 90/2014/NĐ-CP và Nghị định 133/2018/NĐ-CP, trước khi trình Chính phủ xem xét và Chủ tịch nước ký quyết định trao tặng. Theo thông lệ, lễ trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực văn học nghệ thuật sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh (2/9), theo định kỳ 5 năm/lần.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2021: Chờ đợi tôn vinh người xứng đáng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO