Xem kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”: Hãy giữ lấy cái đẹp...

Miên Thảo| 22/03/2018 09:40

Khán giả Thủ đô vừa được thưởng thức vở kịch mới “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” của Nhà hát Tuổi trẻ. Không chỉ mang những nét duyên dáng, hóm hỉnh của kịch Lưu Quang Vũ, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” còn hấp dẫn khán giả bởi yếu tố giả tưởng mang đầy chất thơ...

Vở diễn xoay quanh “cuộc tình tay ba” giữa  Hoàng – Liên – Vân, những người bạn trẻ đã một thời đầy ắp những kỉ niệm với bông cúc xanh trên đầm lầy giữa miền quê yên ả. Khi trưởng thành, ngày Hoàng cầu hôn Liên cũng là ngày cô trao thiệp cưới của mình với Vân. Quá đau khổ, kỹ sư Hoàng đã tìm cách “chiếm đoạt” lại Liên bằng cách tạo ra những robot Liên – Hoàng. Nếu như ở ngoài đời thực, Liên yêu và kết hôn với Vân thì Liên robot lại kết hôn với Hoàng còn Vân robot trở thành họa sĩ tài danh.

Xem kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”:
Một cảnh trong vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”. Ảnh: HT
Mượn yếu tố giả tưởng, vở kịch đã vẽ hai bức tranh đối lập về cuộc sống thực tại và mong ước. Hai bức tranh ấy có lúc là những sắc màu êm ả, dịu dàng trong tưởng tượng nhưng cũng có khi là tông màu u ám được đan cài hài hước. Nhưng dù ở tông màu nào thì như bao vở kịch của Lưu Quang Vũ, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” tiếp tục gieo vào lòng mỗi người niềm tin trong trẻo: cái đẹp không bao giờ mất đi, nó luôn ở sâu trong trái tim mỗi người, kể cả trong đầm lầy; để rồi là những băn khoăn, trăn trở cùng khát vọng: trong những hoàn cảnh đổi thay, làm sao giữ được, thể hiện được cái đẹp?. 

Được Lưu Quang Vũ viết cách đây hơn 30 năm, vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” đã để lại nhiều ấn tượng khi NSND Nguyễn Đình Nghi dàn dựng trên sân khấu của Đoàn kịch Hải Phòng và NSƯT Đỗ Kỷ dàn dựng trên sân khấu Nhà hát Kịch Việt Nam. Dẫu vậy, bản dựng lần này của Nhà hát Tuổi trẻ vẫn hút khán giả bởi cách dàn dựng trẻ trung, tươi mới của đạo diễn Nguyễn Sĩ Tiến cũng như những thông điệp tác giả gửi gắm về hạnh phúc về cái đẹp chưa bao giờ xưa cũ.

Chẳng hạn, câu chuyện trong kịch bản vốn mang không khí thời bao cấp của những năm 80 ở thế kỷ trước gần như được xóa nhòa bởi không gian sân khấu cứng nhắc trong những hình khối của nhà xưởng, robot; sự chuyển cảnh từ âm thanh của tiếng máy cắt xé tai hay một bản rap sôi động hay những tình tiết kịch được cập nhật thời sự khi nhắc đến vấn đề kẹt xe, xe ôm chẹt khách, chuyện họp liên miên… Có thể thấy cách dàn dựng này phần nào dễ gây khó chịu với những khán giả quen với mô tuýp không gian sân truyền thống êm ả nhưng lại dễ cuốn hút khán giả trẻ bởi sự gần gũi. 

Theo đạo diễn Nguyễn Sĩ Tiến, dựng kịch Lưu Quang Vũ tưởng dễ vì mới đọc đã gặp ngay tuyến kịch cùng mục đích, tư tưởng rõ ràng. Nhưng thực ra làm thế nào để kể câu chuyện gần với cuộc sống hôm nay mà vẫn đảm bảo được những ước mơ, khát vọng tác giả đã định vị không được sai thì lại chẳng dễ dàng chút nào, nhất là với một kịch bản giả tưởng mang đầy tính dự báo này. Vì vậy, kịch bản đã được biên tập lại với một số tình tiết thay đổi với mong muốn khán giả trẻ tìm thấy những đồng điệu từ vở kịch. Chẳng hạn như hình thức sân khấu theo kiểu cách điệu làm sao có ám ảnh của công nghệ, đường nét ngang dọc, khô cứng, lạnh lẽo theo những yếu tố hư hư thực thực trong kịch bản. Hay trong kịch bản là kỹ sư Hoàng bước vào giấc mơ nhưng ở đây là sự thật khi hôm nay đang diễn ra cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Thêm đó là tiếng máy cắt – một biểu tượng mang đầy tính ẩn dụ: mỗi lát cắt ấy sẽ biến mình thành thứ khác. Còn hình tượng “cúc xanh” là thứ mơ ước đối nghịch với “đầm lầy” là thực tế phũ phàng được thể hiện giản đơn hơn rằng: để giữ được cái đẹp con người phải thay đổi, phải tự biết sống như thế nào…

“Việc này như húc đầu vào đá và chắc chắn sẽ vấp phải nhiều phản hồi, nhưng vì tương lai sống còn của sân khấu thì vẫn phải làm. Có thể hôm nay còn non nớt nhưng tôi tin ngày mai sẽ thành công…” – Đạo diễn Nguyễn Sĩ Tiến chia sẻ.

Khi đến thưởng thức vở diễn, NSƯT Tố Uyên đã không nén được cảm xúc vì vở kịch đã gợi lại trong bà những kỷ niệm không thể quên: “Ngày ấy, Vũ hay đến thăm tôi ở trường quay. Chúng tôi hay rủ nhau đi hái những bông hoa đẹp ở xung quanh. Vũ hay nhắc tôi đi khéo không vào chỗ lầy. Vở kịch được bắt đầu từ kỷ niệm ấy…”

Không chỉ hài lòng bởi vở diễn mang hơi thở đời sống hôm nay cùng thông điệp và tính dự báo nhẹ nhàng, gần gũi, ông Trương Nhuận – nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ còn bày tỏ sự vui mừng về sự trưởng thành một lứa đạo diễn trẻ của nhà hát như Sĩ Tiến, lứa diễn viên trẻ có bản lĩnh sân khấu, diễn một cách trong trẻo, duyên dáng như Chí Huy, Thanh Sơn, Thu Quỳnh, Thu Trang… 

NSƯT Lê Chức – Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cũng vui mừng khẳng định: “Ngày hôm nay sân khấu phải đầy sức trẻ vì công chúng đòi một sân khấu cho mình, đầy ắp âm nhạc, vũ đạo, ánh sáng… Chúng tôi vô cùng mừng Nhà hát Tuổi trẻ với một bản diễn, một cách nhìn của một thế hệ đạo diễn mới đã đưa chất liệu đã từng có, đã từng được xử lý cho một đối tượng người xem hôm nay. Các nghệ sĩ trẻ có những điều kiện để bộc lộ tài năng - 2 con người trong một đêm diễn”. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Xem kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”: Hãy giữ lấy cái đẹp...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO