Vũ Tú Nam với thơ tình yêu, tình đời

Phạm Đình Ân| 25/10/2020 11:47

Lâu nay, độc giả quen gọi Vũ Tú Nam là nhà văn, bởi vì ông là tác giả văn xuôi nổi bật. Thật ra, ông còn là một nhà thơ khi có tới 5 tập thơ cùng nhiều bài thơ hay.

Vũ Tú Nam với thơ tình yêu, tình đời
Nhà thơ Vũ Tú Nam và vợ - nhà báo Thanh Hương

Tình yêu đối với bạn đời

Cùng sinh năm 1929, hai anh chị Vũ Tú Nam - Thanh Hương cùng tham gia kháng chiến (chồng là bộ đội viết báo - viết văn, vợ là cán bộ phụ nữ), mãi đến năm 1954 lên Việt Bắc mới cưới nhau. Sau này, Vũ Tú Nam tiếp tục sáng tác. Sau khi cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam ổn định tổ chức một thời gian, ông chuyển công tác từ cơ quan quân đội sang Hội Nhà văn. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Thanh Hương tiếp tục công tác Đại hội phụ nữ, có thời kỳ làm Tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam (1978 - 1988).

Tình yêu - hạnh phúc của vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam gắn liền với cộng đồng, đất nước, đầy nghĩa tình san sẻ đồng chí, đồng nghiệp, trải qua những năm tháng chiến tranh đáng nhớ và hòa bình nhiều khó khăn, trắc trở không thể nào quên. Nhà thơ tâm sự: “Anh thương em trong nỗi thương chung” (bài Mùa xuân ở đây). Hoặc: “Em em nhỉ, hạnh phúc chung ta hưởng/ là đem cho, mãi mãi đem cho”… (bài Gửi em).

Khác hẳn thơ của nhiều tác giả, người tình trong thơ Vũ Tú Nam trùng khớp trăm phần trăm với người yêu - người vợ trong đời sống thực tế của tác giả. Trong thơ ông, tình yêu nam - nữ thuần túy mau chóng chuyển sang tình yêu - hạnh phúc gắn kết sâu nặng, bền bỉ, và cứ thế mà diễn tiến cho đến hôm nay. Dù nói gì, dù trực tiếp hay gián tiếp, gần gũi hay xa xôi, từ việc bé đến việc lớn, loanh quanh lại là hình ảnh người vợ mến thương. Trong tập thơ “Túc tắc”, tập cuối cùng ra mắt độc giả khi ông còn sống, có 38 bài thì hơn một phần ba nói đến tình yêu đối với vợ, hoặc gián tiếp có hình ảnh người vợ: Bài “Thu - Đêm” viết năm 1960 nói về một giấc chiêm bao rất ám ảnh: “Trong đêm mơ anh đắp áo cùng em/ Gió bổi hổi - em nhìn anh náo nức…/ Gió xô cửa. Một mình, anh chợt thức/ Xa thật xa đơn chiếc mảnh trăng vàng”. Bài “Trống vắng” viết năm 2004 nói về tình cảm vợ chồng - gia đình rất xúc động: “Xa vợ một bữa cơm đã thấy sao mà trống vắng (…) Ôi dằng dặc nỗi buồn của chồng vợ thiếu nhau!”. Đến 2008, ông có thêm bài thơ “Ngắm nhìn vợ ngủ”:

Chẳng lẽ đó là cháu nội ta
Đứa cháu gái quý yêu, 
đôi má hồng mắt sáng?
Chẳng lẽ đó là người tình xưa của ta
Vẻ đẹp tươi non đã mờ xa?
Chẳng lẽ đó là
Chẳng lẽ?...
Trên gối
Trong chăn,
Hình hài như thật như không thật
Thời gian trĩu nặng
Rồi một ngày hình hài sẽ biến tan
Kỷ niệm đâu còn!
Người đi vào hư vô
Ta hóa thành giọt lệ…
Kìa, người thức dậy!
Lại chăm chồng chăm con
Lại lo toan cơm áo gạo tiền
Lại thương bạn bè 
thương người nghèo khổ
Giấc ngủ của người nhẹ nhàng 
đến thế!

Bài thơ “Ngắm nhìn vợ ngủ” nói đến cái nhìn của nhà thơ Vũ Tú Nam sau năm mươi chín năm (1949 - 2008) kể từ đêm trăng vợ nhìn ông ngủ ở Việt Bắc khi bà vừa tới thăm sau nhiều ngày xa cách. Ông ngắm nhìn vợ ngủ, cũng là ngắm thời gian - đời người của bản thân, của vợ mình và của cả hai trong mối quan hệ ruột rà với các con, cháu. Quá khứ đang có mặt trong hiện tại. Ông thấy lại tất cả ở dáng hình người vợ đang yên giấc, nói khác đi là tất cả đã trở về ở người phụ nữ yêu quý đang nằm kia của ông - một người đang thức trong giấc mơ của mình mà không biết chồng đang đứng ngắm. Đây là cách viết đồng hiện, nhưng không phải đồng hiện cơ học theo bố cục của tác phẩm mà là đồng hiện chính đối tượng hướng đến của người viết. Ông có thể tả vợ ông đang ngủ, một giấc ngủ say bình thường. Nhưng không, ông viết về cái thức khi ngủ của bà qua cách nhìn của ông. Người ngủ là tạm thời bước vào một thế giới khác. Biết đâu, bà gặp ông trong giấc mơ khi ông đang ở bên? Thời gian như dừng lại, “trĩu nặng” là vậy. Hình hài có thật như không thật” do chủ thể trữ tình cảm nhận cái chơi vơi của không gian - thời gian vừa tiệm tiến vừa đảo chiều, thể hiện ở chính thân xác đang phập phồng nhịp đập của tâm hồn một người khỏe mạnh đang phiêu du vào một thế giới khác. Ông cũng như đang ở trong một giấc mơ, ngơ ngác hỏi: Chẳng lẽ đó là cháu nội ta/ Đứa cháu gái quý yêu, đôi má hồng mắt sáng?/ Chẳng lẽ đó là người tình xưa của ta/ Vẻ đẹp tươi non đã mờ xa ?/ Chẳng lẽ đó là/ Chẳng lẽ… Nhà thơ đã ngắm vợ mình đang đi vào giấc ngủ sâu tại một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, ông cũng ngắm luôn cả tình yêu - hạnh phúc tươi đẹp và sâu nặng, ngắm cả thời gian - đời người không chỉ của riêng mình. Đây là một bài thơ ảo diệu, tài hoa.

Cảm hứng về thời gian - đời người và hạnh phúc riêng - chung

Cảm hứng nêu trên lan tràn, xen trộn ở khắp tập thơ “Túc tắc” và ở những bài Vũ Tú Nam in báo rải rác. Lẽ thường, đọc đến bài cuối cùng của tập thơ, người ta chuẩn bị tâm thế gấp sách lại. Nhưng ở đây, có thể nhiều bạn đọc rất chú ý và dừng lại lâu hơn ở hai bài cuối cùng. Đó là bài trùng với tên tập thơ và bài “Gửi lại” - một nhan đề gợi đến lời chào khá nhạy cảm của một người trước khi đi xa. Không ít nhà thơ có tứ thơ tương tự. Tố Hữu cũng có bài thơ gần như vậy, chỉ khác ở giọng điệu và cách phát triển bài thơ. Trước tiên, chúng ta hãy tiếp cận bài “Túc tắc”:

Giáp Thân đến
Gối đã chồn
Nghĩ đã chậm
Nói đã mòn
Năm tháng nặng
Biết sao hơn ?
Túc tắc sống
Hôm lại hôm
Túc tắc yêu
Người quanh mình
Túc tắc viết 
Túc tắc đọc
Không dừng bước
Lùi một phân!
Túc tắc sống
Ngày tiếp ngày
Túc tắc say
từng phút giây
Tới khi nao
buông tay bút
Trời xanh ngút
Túc tắc bay…
8/11/2003
(Rằm tháng mười Quý Mùi)

Túc tắc đọc. Túc tắc là từ láy đôi vừa tượng thanh vừa tượng hình nói về cách sống chậm, trải nghiệm, cần cù, kiên nhẫn, tự tin và khiêm nhường (như con gà mổ thóc, bới rác tìm thức ăn nuôi mình nuôi con, con chim bay nhảy trong khóm cây tìm sâu bọ). Hình ảnh ấy, âm thanh ấy còn diễn tả đôi chân túc tắc đi như thể lặng lẽ nghĩ ngợi trong kiên nhẫn, quyết tâm không dừng bước/ lùi một phân!

Bài “Gửi lại” viết khi nhà thơ tròn 80 tuổi và cách ngày ông mất hăm mốt năm vẫn dạt dào cảm xúc tươi mới, trong trẻo, bình tâm như mới hôm qua:

Ta ngồi chờ cảm hứng
Không gian lồng lộng phủ quanh ta
Tám mươi tuổi, ta bỗng nhiên đơn độc
Như con tằm náu trong kén tơ.
Tằm ơi, trả lá dâu cho đất
Trả màu xanh cho gió mùa xuân
Trả tháng năm cho thời gian đã mất
Để ngươi quay trở lại trứng tằm.
Trứng tằm nhỏ li ti vô nghĩa
Lại thành ra nào áo nào khăn
Những cô gái tơ non mảnh dẻ
Bỗng tươi xanh như các nữ thần.
Tám mươi năm, bao lứa tằm đã nở
Bao luống dâu xanh ngút bãi bồi
Thôi, ta sống thế là cũng đủ
Bóng hình ta giữ lại cho người.
6/4/2009

Trước khi rời cõi thế - chưa biết rõ tháng năm nào, nhưng có thể không xa lắm - Vũ Tú Nam đã sẵn sàng tâm thế bình thản. Ông mượn hình ảnh con tằm gửi lại cho vợ, con, cháu, những người thân khác cùng tất cả, tình cảm yêu thương và lời cảm ơn, nhắn nhủ tin yêu. Rằng mình như con tằm trả lại lá dâu cho đất để rồi quay trở lại trứng tằm, mong lại được làm nên áo khăn, làm đẹp những cô gái tơ non mảnh dẻ tươi xanh như các nữ thần. Cuộc đời đã cho ông biết bao điều tốt đẹp, ông muốn gửi lại cho đời những điều tốt đẹp nhất. Mười một năm sau khi làm bài thơ “Gửi lại”, ngày 9 tháng 9 năm 2020, ông vĩnh viễn ra đi, để lại một tiếng thơ dồi dào ý nghĩa nhân văn và một giá trị nghệ thuật đáng ghi nhận.

Thơ Vũ Tú Nam, bài nọ nói thay bài kia, cộng vào nhau, nhân nhau lên để chụm về một cảm hứng tổng thể là tình yêu đối với cái đẹp; tình yêu đối với bạn đời; nỗi niềm nhân ái về thời gian - đời người trong mối quan hệ khăng khí với cộng đồng, xã hội. Hồn thơ Vũ Tú Nam nghiêng về truyền thống nhưng cũng ít nhiều lộ ra xúc cảm thẩm mỹ hiện đại. Ông chú ý đến tứ thơ, thi ảnh và câu chữ chọn lọc. Ở nhiều trường hợp, bài thơ, câu thơ tinh tế, tài hoa mà giản dị. 
(0) Bình luận
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Vũ Tú Nam với thơ tình yêu, tình đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO