Vở diễn "Điều còn lại"

Thụy Du/HNM| 11/06/2019 11:02

Sau khi tấm màn nhung vở diễn "Điều còn lại" của Nhà hát Kịch Việt Nam khép lại, không ít khán giả mắt đỏ hoe, nán lại thật lâu để chia sẻ với ê kíp thực hiện...

Vở diễn
Cảnh trong vở kịch “Điều còn lại”.

"Điều còn lại" do tác giả Nguyễn Đăng Chương viết kịch bản. Ông nói rằng, mình đã dồn nhiều xúc cảm từ lòng biết ơn về sự bao dung, chở che của những người mẹ Việt Nam dành cho con cái, dù chúng có lúc lỡ lầm, hoạn nạn. Vở kịch kể câu chuyện của Thuyến - cô gái vừa tròn 18 tuổi, lấy chồng được mấy ngày thì chồng vào chiến trường. 

Tình cảm luyến lưu chưa đủ sâu đậm nên cô gái trẻ trung, sôi nổi ấy đã ngã lòng với Bường - anh bộ đội đi qua làng, để lại kết quả là một đứa con. Không hắt hủi, bà Muộn - mẹ chồng Thuyến lại còn bênh vực con dâu trước miệng lưỡi người đời, rằng "muốn có cháu trông cậy về sau". Nhưng rồi một ngày, chồng Thuyến - Bân từ chiến trường trở về, không chấp nhận sự việc ấy...

Nếu nội dung vở kịch chỉ như thế, nhiều người có sự liên tưởng đến bộ phim "Mẹ chồng tôi" do Nghệ sĩ nhân dân Khải Hưng đạo diễn, để lại ấn tượng sâu đậm cho khán giả truyền hình hơn 20 năm trước. Nhưng "Điều còn lại" dường như là sự tiếp nối khi xoáy vào những ứng xử giữa người với người sau khi Bân trở về. 

Đạo diễn nhắc đi nhắc lại rằng, đây là bi kịch của những người tốt. Ai cũng chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ sao đem lại hạnh phúc cho người thân, người mình yêu quý mà quên đi nỗi đau của bản thân. Không phải Bân, Thuyến hay Bường, mà bà Muộn mới là nhân vật chính trong vở kịch, với nỗi đau, sự chịu đựng đến tận cùng và sự bao dung, lối ứng xử nhân từ đến tận cùng. Bởi thế "Điều còn lại" sau vở kịch là những vết thương chưa lành nhưng được an ủi, chia sẻ bằng tình yêu thương mà dịu bớt.

Đây là vở kịch đầu tiên nghệ sĩ Kiều Minh Hiếu - lâu nay được biết đến với vai trò diễn viên sân khấu và điện ảnh, đứng vai trò đạo diễn chính. Chọn vở chính kịch, với anh là sự thử thách bản thân để tiếp nối dòng tác phẩm vốn làm nên thương hiệu của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Tuy nhiên, một phần do kịch bản còn hơi thần tượng hóa nhân vật khi nhiều hành động, suy nghĩ khó có thật ở ngoài đời, một phần do đạo diễn chưa nhiều kinh nghiệm, nên diễn biến vở thiếu sự uyển chuyển. Nhưng phải khẳng định, dàn diễn viên, với hầu hết là gương mặt trẻ vừa vượt qua kỳ thi tuyển gắt gao của nhà hát, đã vào vai rất tốt...

Nghệ sĩ ưu tú Doãn Bằng đã làm cho vở kịch thêm đẹp, thêm gần gũi, nhất là khán giả Thủ đô, bằng thiết kế sân khấu trải rộng một màu vàng óng ả của lúa đang phơi đầy sân, của những bó rạ treo trên cửa gian nhà tre tươm tất. Và không chỉ là vật biểu trưng, chính những bó rạ, chiếc chày, cối hay sân phơi thóc trở thành đạo cụ, góp phần thể hiện tâm trạng, sự dày vò, nỗi đau sâu thẳm của các nhân vật. Thêm vào đó, những làn điệu dân ca Bắc Bộ mượt mà, sâu lắng và bài hát với giai điệu da diết được nhạc sĩ Phùng Tiến Minh viết riêng cho vở kịch, càng đẩy sự xúc động nơi người xem lên cao.

Vở kịch "Điều còn lại" sẽ được diễn phục vụ khán giả từ tháng 6, tại Nhà hát Kịch Việt Nam (1 Tràng Tiền, Hà Nội).
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Vở diễn "Điều còn lại"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO