Vĩnh Phúc: Khai mạc Lễ hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước

Hải Truyền| 05/02/2023 14:16

Được tổ chức trở lại sau 3 năm tạm dừng vì đại dịch, lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng (tức mùng 5-7/2). Lễ hội là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của người dân tỉnh này mà còn được đông đảo du khách khắp nơi trong cả nước dành thời gian về tham dự.

z4084582255542_2e2e00efbf5ca044fbe303b1224d93ed.jpg
Một cặp trâu đang tranh tài tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu.

Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu là lễ hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Theo những giai thoại còn lưu truyền lại thì lễ hội chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên. Thừa tướng Lữ Gia đóng quân ở Long Động trên đỉnh núi Thét thuộc thôn Dừa Cả, xã Hải Lựu đã cùng tướng sỹ chiến đấu chống giặc Hán. Mỗi khi thắng trận, ông cho mở hội chọi trâu để khích lệ tinh thần tướng sỹ, sau đó cho mổ trâu chọi để khao thưởng quân sỹ và dân làng. Kể từ đó trở thành lễ hội chọi trâu hàng năm.

Sau này có nhiều giai đoạn lịch sử mà lễ hội này phải tạm dừng như những khi đất nước có giặc ngoại xâm. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đất nước còn khó khăn, con trâu là một tài sản lớn để phục vụ việc sản xuất nông nghiệp của người dân nên lễ hội này cũng chưa được khôi phục. Tính đến năm 2023, lễ hội này mới được khôi phục 21 năm, trở thành một lễ hội nổi tiếng, ngày càng được nhiều người biết đến.

Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu năm nay có nhiều thay đổi so với những năm trước đại dịch, hội năm nay chỉ có 20 trâu chọi tham gia tranh tài (có những thời điểm trước kia là có 32 trâu chọi tham gia), mỗi trâu chọi sẽ được đánh số và đại diện cho một thôn trong xã, trâu chọi của thôn nào thì đều do chính người của thôn đó lựa chọn, mua về nuôi, chăm sóc và huấn luyện cho đến ngày mang đi chọi.

Một thay đổi nữa là năm nay, ngày khai hội 15 tháng Giêng sẽ chỉ diễn ra phần Lễ, các trâu chọi sẽ được đưa lên đền để tế cáo trời đất và ra mắt nhân dân, du khách; các trận tranh tài đầu tiên ở vòng loại của các chú trâu sẽ diễn ra vào sáng ngày 16 tháng Giêng, sáng 17 tháng Giêng sẽ diễn các trận vòng trong và trận chung kết.

Năm nay ban tổ chức cũng sẽ không thu vé vào sân, người dân và du khách vào xem miễn phí.

Đến với lễ hội choi trâu Hải Lựu, ngoài các trận tranh tài nảy lửa, hấp dẫn của những cặp trâu chọi thì một số địa điểm khác như khu Du lịch sinh thái rừng cò Hải Lựu, thắng cảnh hồ Khuân hay làng nghề chế tác đá xuất khẩu cũng sẽ hứa hẹn mang lại cho du khách những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

Thông tin từ UBND xã Hải Lựu cho biết, kịch bản tổ chức lễ hội đã được xây dựng kỹ lưỡng; các lực lượng chức năng đã lên phương án phân luồng giao thông, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân và du khách tham gia lễ hội. Sẵn sàng các phương tiện chuyên dụng để xử lý các tình huống phát sinh xảy ra.

Ban tổ chức lễ hội sẽ bố trí lối đi riêng biệt cho du khách, lối đi riêng cho trâu vào sới. Sới chọi được bảo vệ bằng các lớp hàng rào kiên cố bảo đảm an toàn cho du khách.

Ban tổ chức cũng kiểm soát chặt chẽ trâu chọi để bảo vệ thương hiệu thịt trâu chọi Hải Lựu; niêm yết giá bán, bố trí riêng khu giết mổ trâu chọi, quy định rõ ràng trách nhiệm của các thành viên ban tổ chức, chủ trâu và người tham gia lễ hội.

Bài liên quan
  • Lễ hội Phật giáo Kim Cương thừa tại Đại bảo tháp Tây Thiên
    Trong chuỗi hoạt động lễ hội Phật giáo độc đáo đang diễn ra tại Đại bảo tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc) đến hết ngày 8 Tết (29/1). Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến từ Ấn Độ chủ trì các buổi lễ cầu quốc thái dân an, gia trì cho các Phật tử cũng như du khách thập phương.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: Khai mạc Lễ hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO