Vinh danh các tác giả đoạt Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI

kinhtedothi| 22/06/2017 16:16

Tối 21/6, Hội Nhà báo Việt Nam long trọng tổ chức Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI năm 2016 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô.

Tới dự buổi lễ vinh danh các nhà báo có Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Đảng Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng đại diện các Bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương.
Năm nay, Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI tiếp tục nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp Hội trong cả nước với 214 đơn vị và cá nhân tham dự 11 loại giải theo quy định. Từ 1.637 tác phẩm tham dự Giải Báo chí Quốc gia, Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn 95 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó, có 7 Giải A, 24 Giải B, 39 Giải C và 25 Giải Khuyến khích. Đặc biệt, số tác phẩm đoạt Giải của các cơ quan báo chí địa phương là 48 tác phẩm (chiếm hơn 50%). Điều này cho thấy các cơ quan báo chí địa phương đã rất nỗ lực đầu tư để sáng tạo ra tác phẩm chất lượng tốt.
Phát biểu tại Lễ trao giải, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích xuất sắc, đóng góp to lớn của đội ngũ những người làm báo cả nước đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng thời, chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao giải thưởng Báo chí Quốc gia lần này.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng rằng: “Những người làm báo Việt Nam luôn xứng đáng là những chiến sĩ xung kích kiên cường trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết lần thứ XII của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mãi mãi xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Trước những nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang trong thời gian tới, Chủ tịch nước mong muốn báo chí cách mạng Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung, hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo an toàn hệ thống và an ninh thông tin; Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sức hấp dẫn quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xu thế hội nhập quốc tế.
Đánh giá về hoạt động báo chí trong thời gian qua, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam,Tổng Biên tập Báo Nhân dân Thuận Hữu khẳng định: Báo chí đã phát hiện, biểu dương những gương điển hình tiên tiến; phát hiện, đấu tranh những hành vi tham nhũng, tiêu cực, góp phần tích cực củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ. Trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng - chính trị, báo chí tiếp tục là lực lượng đi đầu kiên quyết phản bác các quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Thông tin trung thực, nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện các diễn biến của đời sống chính tri, kinh tế - xã hội ở trong nước và quốc tế, báo chí đồng thời làm tốt vai trò diễn đàn xã hội rộng lớn và tin cậy của nhân dân.

Danh sách các tác phẩm - tác giả đoạt giải A Báo chí Quốc gia lần thứ XI - năm 2016:

1.Tác phẩm “Chuyện như đùa ở Hải Dương” của nhóm tác giả: Hà Quốc Việt, Tiểu Phương - Liên chi hội Nhà báo Nhân dân.

2. Tác phẩm “Phòng chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng - vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta” của nhóm tác giả Phạm Văn Huấn, Đoàn Xuân Bộ, Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tấn Tuân - Liên Chi hội Nhà báo Báo Quân đội Nhân dân.

3. Tác phẩm “Những con nợ của nền kinh tế” của nhóm tác giả: Thu Hà, Quang Hưng, Hoàng Anh, Đặng Giang, Thanh Phong, Ngọc Long - Liên Chi hội Nhà báo Nhân dân.

4. Tác phẩm “Nghị quyết Trung ương IV - Cách làm sáng tạo ở tỉnh Quảng Ngãi” của nhóm tác giả Thái Anh, Kiều Hoanh, Xuân Long, Tiến Công - Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi.

5. Tác phẩm “Y tế Quảng Ninh - Đột phá trong “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy biên chế” của nhóm tác giả Tạ Thị Ngoãn, Nguyễn Thị Thanh Trang, Nguyễn Hữu Khánh - Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh.

6. Tác phẩm Hai đứa trẻ của nhóm tác giả Tạ Quỳnh Tư, Dương Ngô Thành, Nguyễn Minh Cường - Liên Chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

7. Tác phẩm Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường không “nhảy múa”? của tác giả Cao Thùy Giang -  Báo Điện tử Vietnamplus, Liên Chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Vinh danh các tác giả đoạt Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO