Vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022

Thạch Vũ| 08/01/2023 17:23

Tối 7/1, tại tỉnh Hà Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Gặp mặt, vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022”.

z4024352817612_9e6df47095b56d3f90e77d13240f3837.jpg
Các đại biểu và đông đảo nhân dân tham dự Lễ vinh danh.

Dự Lễ vinh danh có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; Ủy viên TƯ Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trần Thanh Lâm; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thuỷ; lãnh đạo các các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương cùng các nghệ sĩ, diễn viên tiêu biểu và nhân dân tỉnh Hà Nam.

Phát biểu khai mạc Lễ vinh danh, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Gặp mặt, vinh danh các nghệ sĩ, diễn viên có thành tích tiêu biểu trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là hoạt động thường niên nhưng có ý nghĩa lớn để lựa chọn được những bông hoa đẹp nhất trong rừng hoa đẹp. Bộ VHTTDL đã xây dựng tiêu chí đánh giá, thành lập Hội đồng để bình chọn ra các nghệ sĩ, diễn viên, MV, liveshow ca múa nhạc nổi bật trong năm 2022 nhằm lan toả, kết nối tình cảm của các nghệ sĩ, diễn viên đến công chúng và xã hội.

z4024353436696_66cf9ebd666ea14ed59f3fb4b39afd7d.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc Lễ vinh danh.

Buổi lễ không chỉ đơn thuần là sự kiện vinh danh mà còn có ý nghĩa to lớn đối với mỗi nghệ sĩ trên con đường theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật của mình, động viên, khích lệ các nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo, “lao động hăng say trên cánh đồng nghệ thuật”; tiến tới xác lập, khẳng định giá trị các giải thưởng của quốc gia được cơ quan có thẩm quyền công nhận cùng với sự ghi nhận của xã hội, đông đảo khán giả trong và ngoài nước”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những nghệ sĩ, diễn viên tiêu biểu đã có những thành tích xuất sắc, nổi bật trong năm qua.

“Tại Lễ gặp mặt, vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu lần này, còn có rất nhiều nghệ sĩ tài năng do điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau chưa có mặt tại buổi lễ nhưng những đóng góp của các anh chị em nghệ sĩ là rất to lớn. Đội ngũ nghệ sĩ ấy đang tình nguyện hát bè trầm có vĩ thanh trong buổi họp mặt này. Toàn ngành Văn hóa trân trọng sự cống hiến đó”, Bộ trưởng khẳng định.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh ghi nhận, đánh giá cao Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ vinh danh, ghi nhận những nỗ lực của các nghệ sĩ được vinh danh và bày tỏ tin tưởng các tấm gương, nghệ sĩ tiêu biểu sẽ lan tỏa niềm đam mê sáng tạo và tạo niềm tin cho lớp nghệ sĩ kế cận, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ trong hoạt động, cống hiến cho nghệ thuật biểu diễn của nước nhà.

Đồng chí khẳng định, lễ vinh danh là hoạt động đầy ý nghĩa nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 33, Kết luận số 76 của Bộ Chính trị, Chiến lược phát triển ngành văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa năm 2021.

Dịp này, đồng chí cũng đề nghị, Bộ VHTTDL tiếp tục quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ, những tài năng nghệ thuật của đất nước; tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ văn nghệ sĩ hoạt động, phát huy tài năng, đồng thời Bộ có kế hoạch, giải pháp phổ biến các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Các cấp ủy, Đảng, chính quyền tiếp tục quan triệt sâu sắc, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật Việt Nam.

Theo đồng chí Trần Anh Tuấn, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh, phát huy vai trò của văn nghệ sĩ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng văn hóa của dân tộc gắn liền với yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội, khát vọng xây dựng đất nước, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ tiên phong, gương mẫu. Qua những tác phẩm của mình, từng văn nghệ sĩ hướng con người đến những giá trị tốt đẹp, thôi thúc ý chí, khát vọng vươn lên của mỗi cá nhân, là động lực cho sự phát triển của đất nước. Các nghệ sĩ, diễn viên cần hoàn thành tốt trọng trách, sứ mệnh vẻ vang của “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa”…

z4024354263395_0f6dfcf10b797d52a582c8e105bd1b75.jpg
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng tặng hoa và biểu trưng ghi nhận đóng góp của các nghệ sĩ tiêu biểu tại Liên hoan Kịch nói năm 2022.

Theo Ban tổ chức, năm 2022, văn hóa nghệ thuật có nhiều thành tựu, nhiều liên hoan, chương trình nghệ thuật đặc sắc có quy mô lớn được tổ chức, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của người dân. Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các tổ chức hội văn học nghệ thuật chuyên ngành và đơn vị liên quan tổ chức thành công 7 Liên hoan, qua đó phát hiện nhiều tài năng trẻ của các loại hình nghệ thuật, minh chứng cho nghệ thuật nước nhà đã trở lại trạng thái bình thường và có những bứt phá sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Tại buổi lễ, BTC đã vinh danh 63 nghệ sĩ đoạt Huy chương Vàng tại các Liên hoan được Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức trong năm 2022. BTC cũng đã vinh danh các nghệ sĩ, chương trình nổi bật thuộc 6 hạng mục: Diễn viên truyền hình nổi bật, ca sĩ nổi bật, diễn viên điện ảnh nổi bật, nghệ sĩ vì cộng đồng, liveshow ca múa nhạc nổi bật, MV ca nhạc nổi bật.

Sự mở rộng đối tượng vinh danh trong chương trình lần này từ danh sách đề cử của Hội đồng bình chọn và các hội chuyên ngành giúp cho chương trình có thêm nhiều nghệ sĩ thực sự có những đóng góp, cống hiến tích cực và tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Mở rộng đối tượng nghệ sĩ tiêu biểu với cả nghệ sĩ xã hội hóa, ghi nhận các chương trình nghệ thuật, liveshow... Những nghệ sĩ được vinh danh trong chương trình đều chia sẻ niềm hạnh phúc khi được nhà nước ghi nhận thành tích sáng tạo nỗ lực của mình, cho rằng việc vinh danh sẽ tiếp thêm cho họ động lực với những năng lượng tích cực để tiếp tục sáng tạo và cống hiến.

Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật.

Bài liên quan
  • Phó Thủ tướng chúc Tết các văn nghệ sĩ, nhà  khoa học
    NHN Online - Ngà y 26/1, tại Hà  Nội, Phó Thủ tướng Vũ Аức Аam đã thăm, chúc Tết nhà  khoa học người Pháp, Giáo sư Vật lý Pierre Darriulat và  Nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quử³nh, Nhà  văn Ma Văn Kháng, Nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan.
(0) Bình luận
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Đạo diễn Xuân Phượng lọt top "100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024"
    Hãng thông tấn BBC vừa công bố danh sách "100 người phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024", tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Đáng chú ý, đạo diễn, tác giả sách và chủ phòng tranh Xuân Phượng – đại diện từ Việt Nam – đã được vinh danh trong danh sách này.
  • Thể chế hóa chủ trương của Đảng, xây dựng Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định kèm Kế hoạch “Xây dựng dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” để trình Chính phủ ban hành Nghị định về nội dung này (dự kiến tháng 6/2025).
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024
    55 tác phẩm xuất sắc ở 9 lĩnh vực văn học - nghệ thuật của TP HCM được vinh danh trong buổi lễ trao giải tối ngày 7/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO