Về bức tranh chân dung và tài ngoại giao của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

Phùng Văn Khai| 31/10/2017 10:10

Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan là ông trạng dân phong. Cụ sinh năm 1528, mất năm 1613 tại quê hương Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội. Đỗ Tiến sĩ năm Canh Thìn 1580; cụ là một vị quan thanh liêm, tài cao vọng trọng, được vua Lê chúa Trịnh hết sức tin dùng trong nhiều lĩnh vực: quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục và ở lĩnh vực nào cũng để lại những dấu ấn đặc sắc. Đương thời và hậu thế đều đánh giá cụ là bậc hiền tài.

Về bức tranh chân dung và tài ngoại giao của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan
Trung tướng Phùng Khắc Đăng - Trưởng BLL họ Phùng Việt Nam trao tặng bức tranh sơn mài chân dung Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan cho Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tháng 10/2017.
Hai lần vâng mệnh vua đi sứ Trung Quốc, bằng tài năng trí tuệ, mà nổi trội là thơ ca của mình, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã khiến Hoàng đế và các vị đại thần triều Minh nể trọng, cho khắc in thơ phú truyền khắp nước Trung Quốc. 

Quý trọng tài năng của Phùng Khắc Khoan, Hoàng đế Minh Thần Tông cho họa sĩ vẽ tặng chân dung Trạng Bùng trong lần đi sứ năm 1598. Bức tranh được vua Lê, chúa Trịnh truyền lệnh đưa về Hoằng đạo thư đường, nơi Trạng Bùng dạy học treo trang trọng. Đây là vinh dự hiếm thấy đối với một vị quan của triều đình.

Bức tranh chân dung Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan là một tác phẩm quý hiếm, được các họa sĩ triều Minh thể hiện trên lụa quý với chất liệu sơn dầu. Trải qua hơn 400 năm, thời gian phong hóa, bức tranh cổ đã không còn nguyên định dạng. 

Với tấm lòng tôn kính tiền nhân, góp phần bảo tồn văn hóa của dân tộc, con cháu họ Phùng trên toàn quốc tổ chức thực hiện chuyển thể bức tranh sang chất liệu sơn mài theo tiêu bản gốc, giữ nguyên mọi đường nét, màu sắc, thần thái Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau 6 tháng tiến hành phục dựng, tác phẩm tranh sơn mài chân dung Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan được hoàn thành.

Trong không khí mùa thu lịch sử, Ban liên lạc họ Phùng Việt Nam trân trọng trao tặng bức tranh cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nhà thờ Phùng tộc Giao Thủy, Nam Định và đền thờ quan trạng nơi quê hương Phùng Xá, Thạch Thất với mong muốn tác phẩm có giá trị sâu sắc về văn hóa, lịch sử, chính trị, ngoại giao này được đông đảo nhân dân, các vị khách trong nước và ngoài nước thưởng lãm.

Bức tranh chân dung cụ Trạng gắn chặt với sự nghiệp ngoại giao của Phùng Khắc Khoan. Các vị học giả lớn thời xưa của nước ta như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, trong các bộ sách “Kiến văn tiểu lục”, “Lịch triều hiến chương loại chí”, khi khảo cứu về lịch sử bang giao lâu đời của nước nhà, đã đánh giá cao sự nghiệp đối ngoại của cụ Trạng Bùng.

Theo cố Giáo sư Trần Lê Sáng, nói về đóng góp ở phương diện ngoại giao của cụ Phùng Khắc Khoan, chúng ta có thể kể đến ba lần đạt thành công, trong công tác đối ngoại của cụ; trong đó, hai lần cụ tiếp xúc với sứ giả nhà Minh, một lần tiếp xúc với triều đình Minh tại ngay kinh đô Yên Kinh.

Xin được kể về lần cụ Phùng Khắc Khoan tiếp xúc với phía nhà Minh trong hoàn cảnh khá nghiêm trọng. Đó là việc cuối tháng Giêng năm Bính Thân, tức năm 1596, triều đình phái cụ cùng hai người anh họ vua là Lê Ngạnh và Lê Hựu cùng một đoàn vài mươi cụ kỳ lão mang giấy tờ và tiền bạc lên biên giới Trấn Nam Giao để làm việc với đại diện nhà Minh về việc công nhận nhà Lê.

Theo quốc sử ghi lại, cuộc gặp gỡ giữa hai đại diện của nhà Lê với đại diện của nhà Minh lần này có ý nghĩa ngoại giao rất lớn. Về phía nhà Lê, cuộc gặp gỡ lần này là điểm mốc nối lại quan hệ với nhà Minh sau gần bảy mươi năm bị gián đoạn; về phía nhà Minh, cuộc gặp gỡ lần này, lại là việc bỏ thái độ kỳ thị, trở lại công nhận nhà Lê là đại diện chính thức trong quan hệ nhà nước. Tất nhiên, nhà Lê đã chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này rất chu đáo; mọi người mong đợi kết quả tốt đẹp của cuộc gặp gỡ ở biên giới lần này.

Cuộc họp ở biên giới lần này, được phía nhà Lê chuẩn bị chu đáo và đầy thiện chí, song đáng tiếc lại không thành và phía nhà Minh hủy lời hẹn trước, họ lại ra thêm điều kiện là chính vua Lê phải lên biên giới họp với đại diện của nhà Minh. Nhà Lê đã nhân nhượng, vua Lê Thế Tông đã lên tận biên giới chờ hộ khám. Nhưng phía nhà Minh lại đưa ra nhiều yêu sách khác. Mọi cố gắng đều không thành. Sau đó, cụ Phùng Khắc Khoan phải sang tận Yên Kinh để dàn xếp. Điều đó chứng tỏ rằng, triều đình rất chú trọng tài năng đối ngoại của Phùng Khắc Khoan, chọn đi sứ Yên Kinh, mặc dầu lúc bấy giờ cụ đã bảy mươi tuổi.

Chuyến đi sứ Yên Kinh của Phùng Khắc Khoan vô cùng gian khổ. Lặn lội đường xa muôn dặm, đi phải hơn một năm trời mới đến. Đoàn Sứ bộ có hai mươi ba người, trong đó có một phiên dịch. Đoàn do Công bộ Tả Thị lang Phùng Khắc Khoan làm Chánh sứ, Thái thường Tự khanh Nguyễn Nhân Thiện làm Phó sứ. Đoàn đến biên giới Lạng Sơn đã gặp khó khăn: phía nhà Minh không cho nhập cảnh, với lý do họ chỉ biết nhà Mạc, không biết nhà Lê. Trưởng đoàn Sứ bộ Phùng Khắc Khoan đã thuyết phục được đối phương để tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ. 

Sau hơn mười hai tháng lặn lội vất vả, đoàn Sứ bộ đến được Yên Kinh, nhưng không được nhà Minh chính thức đón tiếp. Nhà Minh không chấp nhận nhà Lê Trung Hưng là đại biểu của nước Nam. Đoàn Sứ bộ đứng trước một tình hình hết sức nghiêm trọng, hoặc chửi mắng để nhận cái chết, hoặc chịu nhục để ra về tay không. Chúng ta cũng biết, các Sứ giả đi Sứ nhà Minh thường gặp nhiều nguy hiểm. 

Đoàn Sứ bộ do cụ Phùng dẫn đầu sang Yên Kinh mới đầu không được triều Minh tiếp phải chờ đợi ở công quán. Suốt tháng trời ở công quán Ngọc Hà, cụ đã kiên nhẫn đặt quan hệ với các quan lại nhà Minh; đặc biệt là quan hệ với Trương Vị, một vị Đại Học sĩ của nhà Minh, dạy Thái tử học, rất có cảm tình với cụ. Cụ cũng đặt quan hệ với Chánh, Phó sứ đoàn Sứ bộ Triều Tiên và đoàn Sứ bộ Lưu Cầu (Nhật). Trên mặt trận ngoại giao, Phùng Khắc Khoan đã vận dụng tất cả để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn. Cụ phát huy sự từng trải trong giao tiếp, vận dụng văn học, triết học vào lĩnh vực ngoại giao một cách tự nhiên. Nhà ngoại giao Phùng Khắc Khoan luôn luôn ý thức được thực lực của đất nước, phát huy được lẽ phải, sự chính đáng mà đất nước được hưởng, đồng thời, cố gắng tranh thủ mọi nhân tố ở phía đối phương; sự ủng hộ của bè bạn cùng hoàn cảnh của Sứ bộ Triều Tiên và Nhật Bản… Cuối cùng, vị sứ giả Phùng Khắc Khoan đã được chính hoàng đế Minh Thần Tông tiếp đón ân cần, được khen ngợi là bậc hiền tài, trung hậu. Tập thơ “Vạn thọ thánh tiết” của cụ được hoàng đế hạ chiếu khắc ván lưu hành. Nhà Minh chính thức công nhận nhà Lê trong quan hệ đối ngoại. Cụ đã góp phần quan trọng mở ra một thời kỳ mới của quan hệ Lê - Minh. Điều đặc biệt chưa từng có trong lịch sử bang giao, Hoàng đế Minh Thần Tông hạ chiếu vẽ tặng sứ thần nhà Lê bức tranh chân dung nổi tiếng còn đến ngày nay.

Thành công của chuyến đi sứ đầy gian khổ của Phùng Khắc Khoan được đánh giá cao. Triều đình cử một đoàn có nghi lễ trang nghiêm lên tận biên giới đón đoàn cụ trở về. Cụ được phong từ Công bộ Tả Thị lang lên Lại bộ Tả Thị lang, tước Mai Lĩnh hầu. Cụ được triều đình kính trọng, Thành Tổ Trịnh Tùng gọi cụ là Phùng Tiên sinh chứ không gọi tên. Nhân dân càng vô cùng quý mến công đức của cụ. Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” chép: “Người trong nước đều gọi là Trạng nguyên, vì kính mến tài năng của cụ”. Danh hiệu Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan được lưu hành từ sau chuyến đi sứ của cụ vậy.

Bức tranh chân dung cụ Phùng Khắc Khoan được con cháu nối đời thờ cúng, thưởng lãm đến ngày nay.  
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thị xã Sơn Tây: Lan tỏa giá trị Di sản Áo dài, rộn ràng ban nhạc toàn quốc
    Chiều 22/10, UBND Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức Hội nghị thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc, cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024. Đây là 2 sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô của Thị xã Sơn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Đồng chí Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây chủ trì Hội nghị.
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Huy động 300 người khẩn trương gia cố bờ biển sạt lở ở Thừa Thiên Huế
    Thừa Thiên Huế huy động 300 người khẩn trương gia cố bờ biển xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị sạt lở và có nguy cơ phá hủy hạ tầng thiết yếu, các nhà hàng ở bãi tắm.
  • Học viện Hành chính Quốc gia khai giảng năm học mới 2024-2025
    Chiều 22/10, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, chào đón hơn 3.000 tân sinh viên, học viên.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh dày Quán Gánh – Dẻo thơm hương vị Hà thành
    Bánh dày ở Hà Nội là thức quà dân dã gắn liền với thương hiệu bánh dày Quán Gánh, huyện Thường Tín (Hà Nội). Với lớp vỏ dẻo dai, thơm lừng gạo nếp, kết hợp cùng nhân đỗ xanh bùi béo hoặc nhân thịt đậm đà, mỗi chiếc bánh đều là một tuyệt tác ẩm thực.
  • Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm việc với huyện Cam Lộ (Quảng Trị) về các tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm việc với UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) về sử dụng bản sao các bức tranh sơn dầu và hình ảnh gia đình vua Hàm Nghi nhằm để trưng bày tại thành Tân Sở.
  • Hà Nội sẵn sàng cho Đại hội dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024
    Ngày 22/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) Thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Đại hội đến các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương.
  • Vở kịch "Những thân thể nhiễm độc" sẽ ra mắt khán giả Hà Nội vào tháng 11
    Tác phẩm “Những thân thể nhiễm độc” đã được biểu diễn tại Festival Avignon (Pháp), sẽ được biểu diễn phục vụ khán giả Việt Nam vào ngày 15/11 tại Hà Nội, ngày 9/11 tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng và ngày 5/11 tại Idecaf, TP Hồ Chí Minh.
  • TP Huế: Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi văn hóa - nghệ thuật với Thành phố Gyeongju (Hàn Quốc)
    UBND TP Huế tiếp xã giao, làm việc với đoàn Ủy ban văn hóa TP Gyeongju (Hàn Quốc) về nhiều lĩnh vực và trong đó tập trung vào giao lưu nhân dân, hợp tác trao đổi văn hóa - nghệ thuật.
  • [Video] Hồi sinh những vườn đào sau cơn bão
    Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão vừa qua gây mưa lớn khiến mực sông Hồng dâng cao nhấn chìm gần như toàn bộ diện tích trồng đào ở các phường Nhật Tân và Phú Thượng (quận Tây Hồ), hàng trăm nghìn gốc đào đang cho khai thác đã chết, nhiều hộ dân đã trắng tay. Nhưng với quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của địa phương, các cấp chính quyền cơ sở cùng với người dân đã và đang khắc phục khó khăn, nỗ lực hồi sinh lại những vườn đào.
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm: Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
Về bức tranh chân dung và tài ngoại giao của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO