Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg

tuổi trẻ| 01/06/2018 16:26

Giá vải đầu mùa liên tục rớt giá, hiện còn 6.000 - 8.000 đồng/kg, khiến nhiều người dân trồng vải ở xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lại lo lắng về một vụ "được mùa lại mất giá".

Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Người dân Lục Ngạn thu hoạch vải sớm đầu mùa để bán cho các lái buôn. - Ảnh: NAM TRẦN

Trong ngày 31-5 tại vùng trồng vải ở huyện Lục Ngạn, người dân trồng vải ở các xã đã bắt đầu thu hoạch vải chín sớm giống u hồng, u trứng. Hiện tại chưa có vải thiều, khoảng 2 - 3 tuần nữa vải thiều mới vào vụ thu hoạch.

Từ sáng sớm, các xe máy chất đầy vải từ các xã nườm nượm đổ về phố Kim (quốc lộ 31, xã Phượng Sơn) để bán cho các thương lái, tiểu thương. Hôm nay, giá vải phổ biến trung bình từ 6.000 - 8.000 đồng/kg tùy từng loại.

Một số người dân có vải loại đẹp vẫn kiên quyết giữ giá 10.000 đồng/kg, một số ít vải mẫu mã xấu thì các thương lái, tiểu thương cũng chỉ trả được khoảng 4.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Lợi (xã Mỹ An) cho hay mấy ngày hôm nay vải liên tục rớt giá, thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm năm ngoái.

Ban đầu, vải u hồng có giá trung bình từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, hai hôm trước thì còn 10.000 - 13.000 đồng/kg, hôm nay, vải bắt đầu rộ thì thương lái chỉ trả 7.000 đồng/kg, thậm chí có loại xấu chỉ còn 4.000 đồng/kg.

Theo nhiều người dân trồng vải tại Lục Ngạn, giá vải đầu mùa so với năm ngoái nay chỉ bằng 1/3, 1/4.

"Năm nay thì 6.000 - 8.000 đồng/kg, cứ đà này năm nay chúng tôi không đủ tiền phân bón, chăm sóc. Nếu độ nửa tháng nữa, khi vải bước vào thu chính vụ mà sức mua chậm, số lượng xuất khẩu mà ít... thì giá có lẽ còn rẻ nữa, có khi xuống tới mức 2.000 - 4.000 đồng/kg, như vài năm về trước giá vải rớt xuống "đáy", thì người nông dân không chỉ buồn mà còn... khóc vì thua lỗ!", bà Hồ Thị Thanh (thôn An Phú, xã Mỹ An) chia sẻ.

Theo một thương lái tại phố Kim (xã Phương Sơn) cho biết vải chín sớm hiện nay chủ yếu được bán buôn và tiêu thụ ở thị trường các tỉnh miền Nam với giá bán trung bình khoảng 300.000 đồng/1 thùng (19,5kg), còn xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay chưa nhiều.

Tham khảo tại một số điểm bán lẻ tại Bắc Giang cho thấy, giá vải u hồng giao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, u thâm 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Theo nhiều người dân, giá vải đầu mùa giảm mạnh do vải được mùa dẫn đến số lượng vải lớn. Hơn nữa, đến thời điểm này vẫn chưa thấy các thương lái Trung Quốc tới mua, trong khi thị trường tiêu thụ vải ở trong nước có hạn.

Theo thông tin từ huyện Lục Ngạn thì năm nay có khoảng 1.850 ha vải chín sớm gồm các giống: Bình Khê, u trứng, u thâm, u hồng, lai Thanh Hà… Sản lượng năm nay ước đạt từ 13-15 nghìn tấn quả tươi, tăng 1.000 tấn so với vụ trước.

Trước đó, tại hội nghị chăm sóc và tiêu thụ nhãn, vải thiều các tỉnh trọng điểm phía Bắc niên vụ 2018, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Hà cho biết diện tích trồng vải năm nay gần 29.000ha, sản lượng đạt 150.000-180.000 tấn (tăng 90.000 tấn, gần 2 lần so với 2017).

"Sản lượng tăng mạnh cũng sẽ áp lực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do thời gian thu hoạch ngắn, khó khăn nhất là khâu sơ chế, bảo quản, chủ yếu bảo quản trong thùng xốp ướp lạnh nên việc xuất khẩu thị trường xa gặp nhiều khó khăn" - bà Hà cho biết.
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Vải Lục Ngạn, Bắc Giang năm nay được mùa, đậu nhiều và trái to, dự kiến năng suất sẽ cao hơn năm ngoài - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Tuy nhiên, giá vải đầu mùa tại Lục Ngạn rớt mạnh ngay những ngày đầu thu hoạch khiến người dân dân vô cùng lo lắng và ngán ngẩm - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Nhiều người dân mang vải từ vườn nhà tới chợ gần cả ngày vẫn không thoải thuận giá bán với lái buôn vì giá rớt thảm, bán không đành mà không bán cũng không xong - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Nhiều người cho biết vừa lái buôn trả 8.000 đồng/ kg nhưng họ không đồng ý thì quay đi quay lại lái buôn lại trả giá chỉ còn 7.000 đồng/kg - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Theo lý giải của một số lái buôn thì vải rớt giá là do nhu cầu phía đầu tiêu thụ hiện không nhiều, một ngày trung bình chỉ khoảng 12 tấn vải xuất đi nhưng số lượng người dân mang tới thì quá dồn dập và nhiều - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Lựa chọn và ướp lạnh vải trong thùng xốp trước khi vải được đưa đi tiêu thụ các nơi - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Nếu vải đẹp và vừa chín thì giá cao nhất cũng chỉ được 12.000 đồng/kg... - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Còn xanh và mã không đều như thế này thì một là bị trả giá thấp chỉ còn 6.000 đồng/kg hoặc là bị từ chối mua - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Một lái buôn đang lựa vải từ người dân để đóng hàng vào các tỉnh phía Nam - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Thời điểm này, người dân bắt đầu thu hoạch vải chín sớm chủ yếu là các giống u hồng, u trứng, u thâm. Toàn huyện có khoảng 20 điểm thu mua vải sớm, tập trung nhiều ở phố Kim, xã Phượng Sơn - Ảnh: NAM TRẦN
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • [Infographic] Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
    Theo chi Cục thống kê thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025 kinh tế - xã hội TP. Hà Nội diễn ra diễn ra trong bối cảnh cùng cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức-bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp... Trong bối cảnh này, kinh tế - xã hội TP. Hà Nội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực...
  • Thành lập 126 Ban Quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng cấp xã, phường sau sắp xếp
    UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 30/6 về việc thành lập Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng trực thuộc UBND xã, phường sau sắp xếp trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.
Đừng bỏ lỡ
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO