Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài

VNHN| 19/12/2019 08:34

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 giữa các bộ, ngành và địa phương và giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại phiên họp thứ 40 diễn ra vào chiều 17/12.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tờ trình của Chính phủ về nội dung này cho biết, tổng số kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 Quốc hội quyết định là 60.000 tỷ đồng.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 cho các bộ, ngành và địa phương là 47.313,632 tỷ đồng, đạt 78,85% kế hoạch. Lũy kế giải ngân vốn nước ngoài năm 2019 ước đến ngày 30/11/2019 là 14.586,61 tỷ đồng, bằng 24,31% kế hoạch Quốc hội quyết định và bằng 30,89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2018 đạt tỷ lệ tương ứng là 35,41% và 38,65%), trong đó một số bộ, ngành và địa phương giải ngân vốn nước ngoài cao như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Chính sách xã hội, TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, cũng có một số bộ, ngành và địa phương giải ngân thấp như Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình…

Kết quả giải ngân vốn nước ngoài 11 tháng đầu năm có sự chênh lệch rất lớn giữa các bộ, ngành và địa phương, có nơi đạt tỷ lệ giải ngân cao nhưng cũng có nơi tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí một số bộ, ngành và địa phương chưa phân bổ được hết kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 cho các dự án.

Nguyên nhân chủ yếu là do có sự khác biệt trong công tác đấu thầu giữa thủ tục trong nước và nhà tài trợ, giải phóng mặt bằng còn chậm, năng lực ban quản lý một số dự án còn hạn chế, vốn đối ứng không đáp ứng đủ nhu cầu, công tác xây dựng kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài chưa được các bộ, ngành và địa phương quan tâm, xây dựng kế hoạch không sát với khả năng thực hiện….

Trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành và địa phương, căn cứ khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư công, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép: Điều chỉnh giảm 4.812,524 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 của 3 bộ và 7 địa phương do không phân bổ chi tiết cho các dự án. Điều chỉnh tăng 4.812,524 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 cho 3 bộ: Công an, Quốc phòng, Lao động-Thương binh và Xã hội và 27 địa phương để bố trí cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt và các dự án được bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2016-2020 tại Nghị quyết số 784/NQ-UBTVQH14 ngày 11/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2016-2020 cho các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Về giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tờ trình của Chính phủ cho biết, tại văn bản số 102/UBTVQH14-TCNS ngày 26/4/2017 về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đối với phần vốn còn lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu chưa phân bổ 9.015 tỷ đồng dự kiến để cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét số vốn này sau khi cơ cấu lại VDB.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/7/2019 phê duyệt “Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2019-2021”.

Trong Đề án tái cơ cấu này, ngân sách nhà nước sẽ không cấp vốn điều lệ cho VDB nhưng phải bố trí để thanh toán phần ngân sách nhà nước còn bố trí thiếu cho nhiệm vụ cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của VDB đến ngày 31/12/2018.

Để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án cơ cấu lại Ngân hàng, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép phân bổ 9.015 tỷ đồng (vốn trong nước là 6.515 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 2.500 tỷ đồng) trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho VDB làm cơ sở bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thanh toán phần ngân sách nhà nước còn bố trí thiếu cho nhiệm vụ cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của VDB.

Thảo luận về nội dung trên, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với tờ trình của Chính phủ; cho rằng, việc bổ sung kế hoạch cho các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 có tiến độ giải ngân tốt là hợp lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay, tránh việc bị nhà tài trợ nước ngoài cắt giảm vốn, kết thúc Hiệp định khi chưa hoàn thành dự án, do đó nhất trí với đề xuất của Chính phủ và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất các thủ tục theo đúng quy định.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nhiều chương trình, dự án đã được ký kết từ giai đoạn trước nhưng vẫn chưa được bố trí đủ nguồn kế hoạch trong giai đoạn 2016-2020. Số vốn nước ngoài thuộc dự toán năm 2019 còn lại chưa giao cho các bộ, ngành và địa phương để phân bổ chi tiết cho các dự án còn lớn, do đó, đề nghị Chính phủ làm rõ hơn lý do cụ thể của việc chưa giao số vốn còn lại này, đồng thời rà soát kỹ lưỡng, bao quát hết các nhu cầu cần điều chỉnh, bổ sung trên thực tế để tránh tình trạng điều chỉnh nhiều lần, làm chậm tiến độ giải ngân.

Đối với việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cho VDB, đa số ý kiến đề nghị giao Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm về việc quyết định phân bổ, giao vốn cho VDB, về tính chính xác của số liệu mà ngân sách nhà nước cần cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của VDB để thực hiện phân bổ vốn theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm đúng nguyên tắc cân đối được nguồn ngân sách trong năm 2020, quản lý, sử dụng vốn hiệu quả, đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

https://vietnamhoinhap.vn/article/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-xem-xet-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-von-nuoc-ngoai---n-25445

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO