Tục “bầu hậu” làng Khúc Thủy

15/06/2017 16:05

Làng Khúc Thủy nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội nằm bên bờ dòng Nhuệ Giang yên ả thanh bình. Từ xa xưa nơi đây đã nổi tiếng là một làng quê văn vật với Tiến sĩ Đặng Ma La đời Trần, Tiến sĩ Đào Nam Kiệt đời Vua Lê Thánh Tông. Làng Khúc Thủy có nhiều dòng họ, song đông nhất vẫn là họ Đặng và họ Đào.

Chỉ cần nhắc đến làng Khúc Thủy thì hầu như người cả nước đều biết dây là một làng quê phong lưu trù phú với những phong tục đẹp đáng tự hào. Cho đến nay người dân Khúc Thủy vẫn lưu giữ được thơ văn của các bậc tiền nhân ca ngợi những tập tục tốt lành của làng mình. Bức trâm lớn ở đình làng còn ghi bài thơ ngũ ngôn khuyên răn mọi người sống hòa thuận thương yêu đùm bọc lẫn nhau, sống có chừng mực không khoa trương lãng phí:

Thượng hạ quý bình hòa,

Bàng quan thân vật ngoa.

Ca nhi đương triển liễm,

Ước thúc bất tu đa.

Dịch nghĩa:

Trên dưới quý ở chỗ thuận hòa,

Chân thực chớ có đặt điều.

Hát xướng có mức độ

Lệ tục không nên rườm rà.

Chính nếp sống đẹp thuần hậu của người làng Khúc Thủy được truyền lại từ bao đời nay đã góp phần tạo nên một làng quê sung túc văn minh.

Theo các cụ già trong làng kể lại, dưới thời Nguyễn đất nước có chiến tranh loạn lạc. Triều đình huy động dân chúng chống giặc ngoại xâm. Dân làng Khúc Thủy nô nức tòng quân, lại quyên góp thóc gạo tiền bạc giúp nước. Vì vậy triều đình giao cho tình Hà Nội ban cấp cho dân làng tấm biển ngạch: Mỹ tục khả phong (Phong tục đẹp đáng biểu dương), vào ngày tốt tháng Năm năm Tự Đức 19 (1866). Hiện tấm biển được treo trước đình làng.

Đến hôm nay người làng Khúc vẫn tự hào về truyền thống dũng cảm chuộng nghĩa khí của trai làng Khúc Thủy. Chẳng thế mà niên hiệu Kiến Phúc năm thứ 1, triều đình lại ban sắc thưởng cho làng là: “Khúc Thủy xã Nghĩa Dân”. Thật hiếm có làng nào lại được hai lần tặng thưởng về thuần phong mỹ tục và tinh thần quả cảm kiên cường như ở Khúc Thủy.

Tấm bia “Nghĩa dũng hậu kỵ bi ký”, do Tuần phủ Yên Bái là Nguyễn Tấn Cảnh soạn năm Bảo Đại 2 (1927) đã ghi rõ: Vào năm Quý Mùi (1883) thời vua Tư Đức, tỉnh thành Hà Nội gặp cơn loạn lạc, giặc giã nổi lên khắp nơi, thừa cơ cướp phá xóm làng. Bấy giờ bọn giặc kéo vào làng Khúc Thủy cướp phá giết chóc rất tàn tệ, song dân làng muôn người như một đồng lòng chống trả quyết liệt. Giặc cướp không sao vào được làng đành phải tháo lui. Nhưng trong trận chiến đó có hai mươi người dân gan dạ của Khúc Thủy đã ngã xuống. Việc được tâu lên, triều đình ban thưởng cho những người đó hàm tòng cửu phẩm. Văn bia có đoạn viết: “Hơi ôi khi lâm sự chỉ nên đem so cùng tiết nghĩa, hễ có việc gì là bảo vệ che chở lẫn nhau, chỉ cốt sao cho làng xóm được yên ổn”.

Người Khúc Thủy vốn chuộng nghĩa trọng tình. Hai mười người đã ngã xuống vì dân làng đã được tôn làm Hậu Thần phối thờ ở đình, mãi mãi được dân làng hương khói phụng thờ. Tục “Bầu Hậu” này được thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” không chỉ của người dân Khúc Thủy mà của tất cả mọi người dân đất Việt.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Tục “bầu hậu” làng Khúc Thủy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO