Quán Thanh xuân tháng 10 với chủ đề “Leng keng theo những tháng ngày cũ” được THTT vào đúng ngày 10-10, một ngày trọng đại của Thủ đô Hà Nội. Và thật thú vị trong một buổi tối ý nghĩa ấy kiến trúc sư Trần Ngọc Chính đã kể lại những câu chuyện về thời đi tàu điện và đến hôm nay khi tàu điện leng keng đã trôi vào dĩ vãng thì ký ức về nó vẫn vang vọng bên tai ông và mỗi người sống ở thời kỳ ấy.
Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính (bìa phải) được trải nghiệm trên chiếc tàu điện ngay tại chương trình Quán Thanh xuân
Lần đầu tiên đến với chương trình Quán Thanh xuân, ông cho biết, mình đã sớ dành tình cảm cho chương trình. Với ông thì đây là chương trình hết sức có giá trị, bởi nó đã đề cập đến cuộc sống xã hội, đến ký ức, như: điện thoại cổ, màn hình ti vi hay cho đến câu chuyện về Quân khu Nam Đồng. Ông thấy đây là những nội dung gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân.
Bản thân ông cũng cho rằng những người thực hiện chương trình rất hiểu biết và chuyên nghiệp. Khách mời cũng là những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực của mình và cũng rất có uy tín. “Có lẽ trong thời buổi hiện nay thì Quán Thanh xuân là một trong số ít chương trình để lại cho khán giả nhiều cảmxúc, sự suy tư về cuộc sống đang diễn ra hômnay và đã diễn ra ngày hôm qua”, ông nhấn mạnh.
Trốn vé để lấy tiền mua giấy bút vẽ
Chủ đề chương trình đã gợi cho ông nhiều ký ức về Thủ đô yêu dấu. Ông lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội vào năm1966, để theo học Đại học Bách khoa, sau đó theo học Đại học Kiến trúc khi ngôi trường này mớiđược thành lập. Hơn nửa thế kỷ sống ở Thủ đô với ông tiếng leng keng của tàu điện thật quá đỗi thân thuộc.
Thời điểmnhững năm 60, 70 của thế kỷ trước, khi đất nước vẫn còn chiến tranh thì tàu điện vẫn hoạt động bình thường. Do ông ở nhà bác trong nội thành nên khi học dưới Hà Đông, ông đã gắn bó với xe điện suốt thời gian dài. “Những chuyến tàu thường rất đông sinh viên nên tôi cũng đã quen cô bạn gái ở Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội). Hồi ấy cũng rất thân, ngày nào cũng háo hức đi tàu để gặp bạn. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy đó là những kỷ niệm thật đẹp của tuổi đến trường”, ông kể lại.
Và tất nhiên thời sinh viên thiếu thốn không thiếu những lần ông trốn vé. Nói về việc này ông bảo không hề muốn như vậy nhưng vì nghèo đói quá hơn nữa học kiến trúc tốn nhiều giấy bút vẽ nên tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy. Nhưng ông quả quyết đó là thời sinh viên còn khi đi làm lại rất nghiêm chỉnh, mua vé đầy đủ.
Quy hoạch Hà Nội theo mặt nước và cây xanh
Trong chương trình, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính khẳng định, chúng ta quyền tự hào rằng Hà Nội là một trong số rất ít trong các Thủ đô trên thế giói có 1000 năm văn hiến. Năm 2008 khi Thủ đô được mở rộng địa giới hành chính Thủ đô ra tỉnh Hà Tây, 4 xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc). Ông là một trong những chuyên gia được tham gia vào Đồ án Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đồ án quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt tháng 11-2011. Việc mở rộng và lập quy hoạch là để giữ gìn không gian kiến trúc đô thị lịch sử và phát triển Thủ đô theo hướng “xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại”.
“Nhiều lần làm việc với chuyên gia nước ngoài, họ đều nhận xét về Hà Nội đẹp, đẹp nhất là nhiều cây xanh và mặt nước. Đúng vậy, cây xanh và mặt nước là vấn đề lớn của Hà Nội, bởi vậy chúng ta phải tổ chức không gian kiến trúc đô thị để mỗi người dân đều được hưởng không gian này. Cũng từ đó mà hệ thống giao thông đô thị, đường lớn, đường nhỏ, đường vành đai, đường xuyên tâm dựa trên cơ sở tôn trọng những hồ và cấy xanh”, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính nhấn mạnh.