Từ “Ba sẵn sàng” đến “Thanh niên tình nguyện”: Sự tiếp nối truyền thống của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ mới
Bảo Trâm•27/07/2024 11:13
Ngày 26/7, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Từ “Ba sẵn sàng” đến “Thanh niên tình nguyện”: Lịch sử và sự tiếp nối truyền thống của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ mới”.
PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn - Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Trường, Truởng Khoa Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.
Đây là dịp để các nhà nghiên cứu, các thế hệ nhân chứng, cán bộ Đoàn và sinh viên cùng trao đổi, thảo luận về những vấn đề lịch sử của phong trào “Ba sẵn sàng” và các phong trào xung kích, tình nguyện của thanh niên, sinh viên Việt Nam; về những chính sách và giải pháp để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục phát huy giá trị và truyền thống của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ mới.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Ninh Xuân Thao, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: Năm 1964, trong bối cảnh mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đoàn Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội đã phát động phong trào “Tam bất kỳ”, là khởi nguồn của phong trào “Ba sẵn sàng” – cuộc vận động yêu nước rộng lớn và sôi nổi nhất của thanh niên, sinh viên Việt Nam trong thế kỷ XX.
Tiếp nối tinh thần của phong trào “Ba sẵn sàng”, gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm sau đó, nhiều phong trào, hoạt động sôi nổi của sinh viên Việt Nam đã hình thành và phát triển, nổi bật là phong trào thanh niên tình nguyện, góp phần tạo nên những truyền thống tốt đẹp của thanh niên, sinh viên Việt Nam.
Thắp sáng ngọn lửa “Ba sẵn sàng”, các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội đã có nhiều phong trào, hoạt động thiết thực để phục vụ cộng đồng, đóng góp sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi năm, Đoàn Trường ĐHSP Hà Nội đã thu hút hàng nghìn lượt sinh viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Sinh viên tình nguyện được tạo cơ hội đi thực tế tại các địa phương, hòa mình vào hoạt động của cộng đồng xã hội, vừa có cơ hội cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước, vừa có điều kiện để nâng cao kinh nghiệm công tác xã hội, giúp ích cho bản thân trong quá trình công tác sau này.
Có thể kể đến các hoạt động tình nguyện tiêu biểu như: Hoạt động tuyên truyền lịch sử, văn hóa Thủ đô; trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới; chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp; chăm sóc thương bệnh binh; bồi dưỡng và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các trung tâm bảo trợ xã hội, dạy học tình nguyện cho trẻ em Làng trẻ SOS – BIRLA; vận động hiến máu nhân đạo…
Bên cạnh đó, nhiều đội hình tình nguyện của sinh viên được duy trì hoạt động thường xuyên trong năm như Đội vì môi trường, Đội giao thông xanh; Đội phổ cập tin học, ngoại ngữ cho sinh viên… Các đội hình này hoạt động theo mô hình tình nguyện tại chỗ, liên tục đồng hành hiệu quả cùng sinh viên trong học tập, rèn luyện, phát triển bản thân. Các phong trào, hoạt động tình nguyện của thanh niên, sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội là sự kế tục xứng đáng với tinh thần “Ba sẵn sàng” của thế hệ đi trước, đồng thời góp phần thiết thực xây dựng Trường ĐHSP Hà Nội “Chuẩn mực – Sáng tạo – Tiên phong” trong giai đoạn hiện nay.
Các đại biểu, nhà khoa học, sinh viên chụp ảnh lưu niệm.
Các báo cáo, tham luận mà các đại biểu trình bày tại Hội thảo đề cập đến các nội dung: Tinh thần “Ba sẵn sàng” trong những lá thư thời chiến; Tác động của phong trào “Ba sẵn sàng” đến hoạt động yêu nước của thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Tiếp cận qua tư liệu báo chí; Giá trị của phong trào “Ba sẵn sàng” và “Thanh niên tình nguyện” với việc giáo dục truyền thống và xây dựng bản sắc cho sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội hiện nay; Nâng cao năng lực số cho thanh niên: Khơi dậy tinh thần “Ba sẵn sàng” trong bối cảnh nền kinh tế số, kinh tế tri thức; Phát triển đội ngũ đảng viên trẻ từ chiến dịch Tình nguyện Mùa hè xanh – Kinh nghiệm của Đoàn trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
Phong trào “Ba sẵn sàng” có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện lòng yêu nước, ý chí kiên cường và tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam. Hiện nay, việc tìm hiểu những vấn đề lịch sử của phong trào “Ba sẵn sàng” vẫn có giá trị thực tiễn đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên Việt Nam, nhất là trong bối cảnh môi trường thông tin ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, việc định hướng hành trang lập thân, lập nghiệp cho thanh niên, sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Quá trình định hướng này nhằm giúp mỗi thanh niên, sinh viên chuẩn bị và sẵn sàng những yếu tố cơ bản nhất như: chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng sống, tâm thế… Đó cũng chính là sự phát huy tinh thần “Ba sẵn sàng” trong thời đại mới.
Những chia sẻ, trao đổi, bàn luận về các nghiên cứu trong chủ đề Hội thảo này đã góp phần mang lại hồi ức về những năm tháng hào hùng của lịch sử từ phong trào “Ba sẵn sàng” đến “Thanh niên tình nguyện” và sự tiếp nối, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam trong thời đại mới./.
Sáng ngày 20/11, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023) và tuyên dương, khen thưởng các cấp.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 23/5, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô. Danh sách này có 851 học sinh, là những em đạt thành tích cao trong các kỳ thi văn hóa, khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, khu vực, quốc tế cùng những tấm gương vượt khó học giỏi, có đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
UBND Thành phố Huế làm việc với Đại học Huế về việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc gia.
Năm 2025, Trường Đại học Công Đoàn dự kiến tuyển sinh 2.730 chỉ tiêu, đào tạo theo hình thức chính quy đối với 17 ngành, nhóm ngành học. Trong đó, có 3 ngành học mới là Truyền thông đại chúng, Công nghệ thông tin và ngành Khoa học Dữ liệu.
Sáng ngày 22/5, từ sáng sớm, không khí tại Trung tâm y tế phường Thụy Khuê đã trở nên rộn ràng, ấm áp hơn bao giờ hết khi hàng trăm cụ ông, cụ bà trong độ tuổi từ 80 trở lên tề tựu về đây để được khám sức khỏe miễn phí trong khuôn khổ chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi do UBND quận Tây Hồ tổ chức.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, ngày 22/5, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.
Đây là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong Thông báo số 248/TB-VPCP ngày 22/5/2025 “Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chuyến kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia” vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành.
Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
Quốc hội khóa XV đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp và các tỉnh, thành phố trên cả nước về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Từ ngày 1/6/2025, nhiều quy định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành và điều tiết trực tiếp đến nhiều đối tượng người nộp thuế, đặc biệt là các nhân, hộ kinh doanh. Do đó, Chi cục Thuế khu vực I đã và đang triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ, quản lý cá nhân, hộ kinh doanh.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2598/QĐ-UBND về việc khen thưởng cho các gia đình có nhiều đóng góp cho địa phương, xã hội trong thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2022 - 2025.
Lễ hội Trái cây Nam bộ là một trong những sự kiện du lịch thường niên của TP.HCM được tổ chức mỗi dịp hè. Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 1/6 và kéo dài suốt mùa hè đến ngày 31/8.
Sau chuyến công tác thực tế ra quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 gần đây, nhà báo Tào Khánh Hưng đã sáng tác ca khúc “Tổ quốc giữa đại dương” – một bản hùng ca đậm chất trữ tình và thiêng liêng, ghi lại cảm xúc chân thực về những người lính nơi đầu sóng ngọn gió, và về phần máu thịt thiêng liêng của dân tộc giữa trùng khơi.
Ngày 22/5, Thị ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội dự lễ phát động.
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã dâng hương hoa ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
Chương trình Đại nhạc hội Mega Booming - Huế do BamBoo Artists Agency đầu tư với tổng kinh phí 18 tỷ đồng đã bán được 13.500 vé và sẽ diễn ra vào tối 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn (Đại nội Huế).
“Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” là tác phẩm đầu tay của Tiểu Phong (bút danh văn học của tác giả Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê quán Hưng Yên), được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào năm 2025.
Sáng 21/5, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức tọa đàm và triển lãm về tài liệu xuất xứ cá nhân giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ của 8 văn nghệ sỹ gạo cội.