Trường Tiểu học Chiến Thắng "tạm thu" đầu năm học, nhiều khoản chưa rõ ràng?

Nhóm PV| 06/11/2017 20:36

Báo Người Hà Nội nhận được phản ánh của phụ huynh học sinh (PHHS) trường Tiểu học Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, về việc một số khoản thu đầu năm học 2017 - 2018 chưa được rõ ràng.

Trường chưa chỉ đạo, giáo viên đã "tạm thu"?

Theo phản ánh của PHHS, tại cuộc họp phụ huynh toàn trường, ngày 17/9/2017, toàn bộ 16 lớp của trường Tiểu học Chiến Thắng đều triển khai họp phụ huynh và tiến hành "tạm thu" tiền đầu năm học mới trong khi chưa biết cụ thể từng khoản thu, thời gian thu theo tháng, học kỳ hay năm học?

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiến Thắng cho biết: các khoản thu đầu năm được nhà trường đề ra trên cơ sở căn cứ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định của UBND thành phố, của UBND huyện, Phòng giáo dục và sự đồng thuận của Ban Đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
Hải Phòng: Trường Tiểu học Chiến Thắng
Trường Tiểu học Chiến Thắng, huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng

Trong Biên bản họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học mới của Trường Tiểu học Chiến Thắng, ngày 15/9/2017 do bà Nguyễn Thị Thủy - Hiệu trưởng cung cấp có nêu rõ các khoản thu đầu năm học mới bao gồm: Quỹ giáo dục: 45.000 đồng/tháng; Quỹ đội: 40.000 đồng/hs/năm; Quỹ thắp sáng ước mơ: 10.000 đồng/hs/năm; Đồng phục: phụ huynh tự nguyện đăng ký, ban đại diện cha mẹ học sinh lựa chọn mẫu mã, hợp đồng với nhà may; Tiền nước uống: Mức thu 70.000 đồng/hs/năm; Quỹ xã hội hóa: Thực hiện công văn 6890 của Bộ Giáo dục và căn cứ nhu cầu thực tế về cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Phụ huynh tự nguyện đóng góp kinh phí theo kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt tổng kinh phí huy động 127.400.000 đồng; Thu thỏa thuận: Học Tiếng Anh Phonic 50.000 đồng/hs/tháng (học sinh Khối 1,2); Học Kĩ năng sống 50.000 đồng/hs/tháng (học sinh từ khối 1 đến khối 5); Học Tin học 25.000 đồng/hs/tháng (học sinh khối 3,4,5).

Trên tinh thần đó, trong buổi họp phụ huynh toàn trường vào ngày 17/9/2017, giáo viên chủ nhiệm các lớp đã triển khai các khoản thu cho PHHS. Tuy nhiên, theo phản ánh của PHHS, giáo viên chủ nhiệm các lớp đã tiến hành "tạm thu" từ 1 đến 3 triệu đồng, thậm chí 4 triệu đồng? Mặc dù tổng số tiền các khoản thu do nhà trường đề ra nếu thu theo học kỳ cũng chỉ trên dưới 1 triệu?.

Lý giải cho việc "tạm thu" này, một giáo viên chủ nhiệm cho biết: "Tâm lý khi đi họp, các phụ huynh đã mang tiền đi đóng, mặc dù họ chưa biết số tiền đóng cụ thể là bao nhiêu. Có nhà đóng 5 trăm, có nhà đóng 1 triệu, có nhà đóng 2 triệu, cũng có nhà đóng 3 triệu. Họ nói thôi thì cô cứ cầm cho tôi vì từ giờ đến cuối năm còn hai buổi họp phụ huynh nữa, các khoản cụ thể thế nào từ nay đến cuộc họp phụ huynh cuối năm thì cô sẽ thanh toán. Do vậy, chúng em mới tạm thu thôi. Phụ huynh bảo thế cho nên chúng em mới bắt buộc tạm thu thôi".

"Nhà trường không chỉ đạo các lớp là thu bao nhiêu, thế nhưng mà trên cơ sở mọi năm phụ huynh học sinh người ta áng chừng thu bao nhiêu cho nên người ta tạm đóng theo khả năng của mình", một giáo viên nói.

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiến Thắng khẳng định: Đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn chưa thông báo với giáo viên chủ nhiệm là ở đợt đầu năm học thu những khoản gì. Thế còn giữa giáo viên chủ nhiệm với lại phụ huynh có thể người ta có nguồn kinh phí từ bán lợn, bán gà, hoặc có khoản tiền nào đấy thì người ta muốn gửi đến giáo viên chủ nhiệm cầm giúp.

Một số khoản thu cần làm rõ?


Mặc dù các khoản thu do nhà trường đưa ra trong Biên bản họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học mới, ngày 15/9/2017 và Biên bản họp phụ huynh học sinh 16 lớp của trường Tiểu học Chiến Thắng, ngày 17/9/2017 là không cao. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao các giáo viên chủ nhiệm lại có thể “tạm thu” số tiền cao hơn mức trần quy định khi chưa có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường? Đồng thời, một số khoản thu cần phải làm rõ như: tiền học Kỹ năng sống, tiền học Tiếng Anh phonic và tiền xã hội hóa giáo dục.

Theo biên bản họp phụ huynh toàn trường ngày 17/9/2017, tiền học Kỹ năng sống (đối với các khối lớp) thu 50.000 đồng/hs/tháng, tiền học Tiếng Anh phonic dành cho khối 1 và khối 2 thu 50.000 đồng/hs/tháng. Nhà trường đã tiến hành xếp thời khóa biểu cho các lớp (1 tiết Kỹ năng sống và 2 tiết Tiếng Anh phonic), bắt đầu học từ ngày đầu tháng 9/2017.

Tuy nhiên theo phản ánh của PHHS thì hiện tại các học sinh chưa được học môn Kỹ năng sống mà là tự học tại lớp, nhưng tiền thì đã "tạm thu"? Riêng đối với môn Tiếng Anh phonic, nhà trường đã “tạm” bố trí giáo viên của trường để dạy.

Bà Nguyễn Thị Thủy khẳng đinh: đến thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn chưa ký hợp đồng với Trung tâm dạy Kỹ năng sống và Trung tâm Tiếng Anh, họ cũng chưa cử giáo viên về dạy, họ mới tiến hành cài đặt phần mềm dạy học kỹ năng sống và Tiếng Anh phonic vào một số máy tính của nhà trường.

Về tiền xã hội hóa giáo dục, ngoài khoản 127.400.000 tiền xã hội hóa do UBND huyện An Lão phê duyệt, nhà trường đã “đồng ý” cho Hội phụ huynh xây tường bao và mở rộng nhà xe với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.

Lý giải cho điều này, bà Thủy nói: “Trên cơ sở các đầu việc, chúng tôi đã trình UBND huyện An Lão và đã được phê duyệt với tổng kinh phí xã hội hóa là 127.400.000 đồng. Chúng tôi đã triển khai tới PHHS trên tinh thần vận động phụ huynh tự nguyện đóng góp không có cào bằng, trên tinh thần là cháu hai trăm, cháu ba trăm hoặc ba trăm rưỡi, tức là tùy. Những đối tượng thuộc diện chính sách thì chúng tôi không huy động. Chúng tôi mới chỉ họp phụ huynh và đưa ra như thế. Đấy là đối với công việc được UBND huyện phê duyệt."

"Phụ huynh cũng có ý kiến ở năm học này do số lượng học sinh tăng và do cái nguyên nhân khách quan nó mang lại, tức là khi mà bên trường Tiểu học lại mở rộng diện tích sang bên trường THCS, thì nó có hẳn một cái đoạn xây tường bao mới hè vừa rồi mới xây do địa phương xây. Rồi do lượng học sinh tăng, nhà xe cũ của học sinh rất chật, phụ huynh muốn có nhu cầu mở rộng nhà xe ra để cho học sinh để xe. Do vậy các bậc phụ huynh đã tự huy động kinh phí để xây tường bao và nhà xe", bà Thủy nói thêm.

Trong buổi làm việc với Nhà trường sáng ngày 26/9/2017, theo sự chỉ đạo của bà Thủy, các giáo viên chủ nhiệm của các khối lớp 2, 3, 4, 5 (trừ khối 1 vì theo Bà Thủy: các giáo viên chủ nhiệm lớp 1 chiều mới đến và nhà trường sẽ gửi cho phóng viên sau - PV) đã cung cấp cho phóng viên các sổ "tạm thu" tiền đầu năm học.

Theo quan sát của phóng viên, trong các sổ thu tiền, các giáo viên chủ nhiệm đã "tạm thu" của PHHS số tiền từ 1 đến 3 triệu đồng, có phụ huynh đóng tới 4 triệu đồng. Tuy nhiên, các cuốn sổ đó không ghi rõ các khoản thu cụ thể mà chỉ ghi tổng số tiền đã thu của từng PHHS? Phải chăng các bậc phụ huynh trường Tiểu học Chiến Thắng có quá nhiều tiền, họ không biết làm gì mà đem “gửi tạm” ở giáo viên chủ nhiệm?, hay vì một lý do nào đó mà họ đã "tự nguyện" đóng hàng triệu đồng cho giáo viên chủ nhiệm trong khi chưa biết các khoản cụ thể là gì?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
(0) Bình luận
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
  • Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt với những câu chuyện gắn liền với văn hóa Việt Nam
    Ra đời từ những tâm hồn đồng điệu, mang trong mình tình yêu lớn với nghệ thuật, nhận được niềm tin yêu của khán giả, Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt sẽ tiếp tục kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam bằng những thanh âm, điệu múa giàu bản sắc dân tộc.
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
  • 200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
    Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Đừng bỏ lỡ
Trường Tiểu học Chiến Thắng "tạm thu" đầu năm học, nhiều khoản chưa rõ ràng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO