Trường THCS Đại Thành - 70 năm một chặng đường (phần 1)

11/11/2017 22:44

Một ngày đầu mùa đông năm 1947, vào thời khắc khó khăn của cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp, Ủy ban hành chính Trung Bộ quyết định thành lập trường Trung học Đại Thành. Từ đó đến nay đã 70 năm trôi qua.

Chặng đường hơn hai phần ba thế kỷ, đã đánh dấu bước trưởng thành của một nhà trường bậc Trung học phổ thông đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Với bao thế hệ học sinh trưởng thành dưới mái trường này đã góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trường THCS Đại Thành - 70 năm một chặng đường

Chúng  ta tự hào và nhớ lại cách đây  70 năm, ngày 11 tháng 11 năm 1947, Ủy ban hành chính Trung Bộ ra quyết đinh cho mở 3 lớp Trung học Đại Thành, khi có quyết định thành lập thì nhà trường mới có 2 lớp đệ nhất và 1 lớp đệ nhị do giáo sư Trần Cảnh Hảo làm hiệu trưởng.


Sau ngày thành lập, trường Trung học Đại Thành ổn định địa điểm tại làng An Việt, xã Cẩm Thành. Đền Thánh Phủ và khuôn viên của đền được chọn để đặt các lớp học. Nơi đây là vùng quê nghèo có truyền thống hiếu học, giàu tình nghĩa nên đã có điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.


Từ năm học 1948 – 1949, mỗi năm, nhà trường có 4 lớp: gồm 2 lớp đệ nhất và 2 lớp đệ nhị do thầy Trần Văn Trị làm hiệu trưởng thay giáo sư Trần Cảnh Hảo đi nhận nhiệm vụ mới.

Trong điều kiện kháng chiến hết sức khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của chính quyền nhân dân xã Đại Thành nên nhà trường đã tổ chức tốt việc dạy và học, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền tòng quân nhập ngũ, góp phần phục vụ thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Nhiều học sinh của nhà trường đã được đào tạo tham gia quân đội, trở thành cán bộ chủ chốt của huyện Cẩm Xuyên, của các ngành, phục vụ kịp thời cho công cuộc kháng chiến.

Từ năm học 1950 – 1951, thực hiện chủ trương cải cách giáo dục, hệ thống trường học cả nước được chuyển thành trường phổ thông 9 năm gồm 3 cấp học. Trường Trung học Đại Thành được đổi tên thành trường cấp 2 Cẩm Xuyên. Quy mô nhà trường có 2 lớp 5, 3 lớp 6 và 2 lớp 7. Học sinh nhà trường ngoài con em Hà Tĩnh còn có các tỉnh Bình – Trị – Thiên tản cư ra học, trong đó có con của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tiến sĩ Võ Thị Hồng Anh sau này.


Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhà trường vẫn có nhiều phong trào thi đua dạy và học. Với khẩu hiệu: “Phấn trắng – bảng đen – đèn sáng”, nhà trường thực sự là mẫu hình của các lớp học thời chiến tranh, có các tập “Tưởng Thưởng Lục” để vinh danh học sinh giỏi, có nhà in báo “Nắng sớm” xuất bản các tập san phản ánh hoạt động học tập, sáng tác thơ, văn của giáo viên, học sinh nhà trường.


Từ năm học 1953 đến 1956, nhà trường vẫn học tại đền Thánh Phủ, thôn An Việt, xã Cẩm Thành. Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Nghĩa Dân thay thầy Trần Văn Trị làm hiệu trưởng trường phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng. Giai đoạn này trường có thêm 1 lớp 8 nên tên trường được gọi là trường phổ thông cấp 2 – 3 Cẩm Xuyên. Đầu năm 1955, sau khi hòa bình lập lại, lớp 8 được chuyển về thị xã Hà Tĩnh, do đó tên trường lại được gọi là trường cấp 2 Cẩm Xuyên. Quy mô trường có 1 lớp 5, 2 lớp 6 và 2 lớp 7. Hiệu trưởng là thầy Trần Đằng thay thầy Nguyễn Nghĩa Dân lên nhận công tác ở Ty giáo dục Hà Tĩnh.


Đây là thời kỳ bên cạnh trường cấp 2 Cẩm Xuyên đặt tại đền Thánh Phủ còn có trường cấp 2 Tư Thục đặt tại đền Hàng Tổng của xã Đại Thành. Hai trường này có quan hệ mật thiết với nhau.

Học sinh của trường cấp 2 Cẩm Xuyên được đào tạo đã trưởng thành và tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống Pháp và xây dựng chính quyền ở địa phương, nhiều học sinh đã tham gia quân đội và hy sinh ở các chiến trường. Hàng chục học sinh đã được phong hàm đại tá, riêng anh Trần Trọng Toản được phong hàm thiếu tướng thuộc tổng cục hậu cần. Nhiều học sinh trở thành các nhà khoa học sau này mà tiêu biểu là giáo sư Phan Huy Lê, giáo sư Trương Hữu Quýnh, giáo sư Nguyễn Phan Quang, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Phan Oánh – Phó trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng, nhà phê bình văn học Thiếu Mai, nhà thơ Dương Đình Hy – hội viên Hội văn học Việt Nam… Một số học sinh trưởng thành giữ các cương vị quản lý nhà nước như phó giáo sư Đinh Thế Lộc – Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp, thạc sĩ Nguyễn Cao Thâm – chánh văn phòng bộ Y tế, giáo sư tiến sĩ Trần Hữu Tuân – Viện phó Viện Tai Mũi Họng Trung ương, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiệu – Viện trưởng Viện Khí tượng Việt Nam và rất nhiều học sinh khác trở thành các chuyên viên cao cấp, cán bộ giảng dạy có uy tín ở các trường đại học.

Thầy giáo trường trung học Đại Thành nhờ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn vững vàng nên cũng từng bước trưởng thành được cử giữ các chức vụ lãnh đạo của ngành giáo dục, giáo sư các trường đại học, được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý. Tiêu biểu là nhà giáo nhân dân Nguyễn Nghĩa Dân, nhà giáo ưu tú Trần Văn Trị…


Từ năm 1956 đến 1965, miền Bắc nước ta khôi phục kinh tế và bước đầu xây dựng CNXH, sự nghiệp giáo dục cũng được phát triển mạnh mẽ tại huyện Cẩm Xuyên và xã Cẩm Thành. Trên địa bàn huyện, một số vùng đã có trường cấp 2, còn các xã phía Bắc Cẩm Xuyên gồm Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh, Cẩm Bình, Cẩm Quang, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ và một số xã phía Nam huyện Thạch Hà, học sinh cấp 2 về học tại xã Cẩm Thành. Hiệu trưởng nhà trường từ năm 1957 đến năm 1959 là thầy Nguyễn Uyển và sau đó là thầy Nguyễn Sĩ Ba, từ năm 1959 đến năm 1965 là thầy Nguyễn Văn Tâm. Đội ngũ giáo viên của nhà trường thuộc nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.


Địa điểm nhà trường lúc này thuộc thôn Làng Bàu, xã Cẩm Thành. Cơ sở vật chất từng bước được xây dựng khang trang, nhiều phòng học được xây dựng bằng gạch, lợp ngói, có vườn trường, nhà hội trường, khu tập thể giáo viên. Phong trào thi đua dạy và học đã được phát động mạnh mẽ trong công đoàn và các tổ chuyên môn. Nhà trường có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh mà tiêu biểu là em Nguyễn Huy Cừ, Nguyễn Chí Công đã tham dự các kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc. Nhiều học sinh của nhà trường đã được đào tạo trở thành cán bộ chủ trì của các địa phương, kỹ sư chuyên ngành, cán bộ cấp cao của quân đội…


Từ năm 1965 đến năm 1975, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, trong điều kiện chiến tranh ác liệt, nhà trường đã phải sơ tán về các thôn Hưng Mỹ, Vĩnh Cần, Tân Cần. Mặc dù các lớp học phải sơ tán nhưng phong trào dạy và học vẫn được đảm bảo, chất lượng giáo dục của nhà trường hàng năm vẫn được duy trì. Phong trào “đội mũ rơm đi học”, “tiếng hát át tiếng bom” đã trở thành nét đẹp truyền thống của học sinh nhà trường.

(Còn nữa)
(0) Bình luận
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
  • Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt với những câu chuyện gắn liền với văn hóa Việt Nam
    Ra đời từ những tâm hồn đồng điệu, mang trong mình tình yêu lớn với nghệ thuật, nhận được niềm tin yêu của khán giả, Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt sẽ tiếp tục kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam bằng những thanh âm, điệu múa giàu bản sắc dân tộc.
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Phát động phong trào thi đua triển khai công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 28/11/2024 của Thành ủy “Về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • “Yêu lắm Việt Nam” – Khi công nghệ thắp sáng tình yêu đất nước
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức công bố triển khai dự án “Yêu lắm Việt Nam” – một sáng kiến ứng dụng công nghệ số kết hợp chip NFC (kết nối không dây tầm ngắn) để lan tỏa tình yêu quê hương, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
Trường THCS Đại Thành - 70 năm một chặng đường (phần 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO