Y tế - Giáo dục

"Trường học không rác thải" vì tương lai xanh không lãng phí thực phẩm

Đình Thế 15:04 06/05/2025

Sáng 6/5, tại Trường Tiểu học Trần Nhật Duật, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế vùng Paris tại Việt Nam, Trung Tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng tổ chức Ngày hội “Trường học không rác thải” với chủ đề Vì một tương lai xanh, không lãng phí thực phẩm.

Chương trình “Trường học không rác thải” được triển khai thí điểm tại Trường Tiểu học Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) từ tháng 2/2025 đến tháng 4/2025 nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về tình trạng ô nhiễm rác thải, tác hại của tình trạng ô nhiễm đối với môi trường và sức khỏe con người, từ đó góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi trong sinh hoạt hằng ngày.

img_3499.jpg
Các đại biểu tham dự tại chương trình.

Chương trình cũng nhằm đưa ra các sáng kiến về giảm thiểu thực phẩm thừa, các biện pháp phân loại rác thải tại nguồn, hướng tới việc xây dựng “Trường học không rác thải”.

Phát biểu tại chương trình, Nhà giáo Nguyễn Diệu Ánh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Nhật Duật cho biết, giữa nhịp sống hiện đại, khi môi trường sống đang từng ngày bị đe dọa bởi rác thải và ô nhiễm, mỗi hành động nhỏ vì sự xanh – sạch – đẹp – an toàn đều mang một ý nghĩa lớn lao. Với tinh thần ấy, Trường Tiểu học Trần Nhật Duật đã tích cực hưởng ứng và triển khai sâu rộng phong trào “Trường học không rác thải”, biến thông điệp bảo vệ môi trường trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong từng lớp học, từng giờ ra chơi, từng bữa ăn bán trú.

img_3556.jpg
Nhà giáo Nguyễn Diệu Ánh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Nhật Duật phát biểu tại chương trình.

Nhà giáo Nguyễn Diệu Ánh nhấn mạnh, chương trình không chỉ đơn thuần là một hoạt động bảo vệ môi trường, mà còn là một hành trình giáo dục về ý thức sống xanh, lối sống văn minh và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Để mục tiêu có kết quả tốt, các giáo viên của trường đã lồng ghép linh hoạt những kiến thức về môi trường vào những tiết học cũng như đồng hành với các em học sinh để thực hành mỗi ngày.

Nhiều cuộc thi và chương trình cũng được trường chủ động sáng tạo để khích lệ các em tham gia đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo và tâm huyết đối với học sinh, các thầy cô đã lồng ghép linh hoạt các kiến thức về môi trường vào các môn học, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thiết thực như tái chế rác thải, chăm sóc cây xanh, tuyên truyền tiết kiệm điện - nước – thực phẩm...

img_3617.jpg
Ông Emmanuel Cerise - Giám đốc PRX Việt Nam trao kỷ niệm chương cho các tập thể có đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, thực hành, lan tỏa hành động...

Sau một thời gian ngắn thực hiện 100% học sinh đã biết phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm thực phẩm..., qua đó giảm 70% lượng rác thải, 90% học sinh đã biết tiết kiệm thực phẩm, ăn hết suất ăn của mình để không thải ra môi trường.

Số lượng rác thải thực phẩm bao gồm cả vỏ hoa quả của toàn trường giảm trung bình hơn 21-kilogram mỗi ngày so kết quả khảo sát năm 2024, góp phần xây dựng môi trường bữa ăn lành mạnh.

Thông qua hoạt động này, các em đã dần ý thức được giá trị của thực phẩm, công sức của người lao động và trách nhiệm của bản thân trong việc hạn chế lãng phí, bảo vệ môi trường. Chương trình không chỉ để lại kết quả tích cực trong hiện tại mà còn gieo những hạt mầm ý thức cho tương lai.

img_3626.jpg
Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm Trịnh Ngọc Trâm trao kỷ niệm chương cho các cá nhân có đóng góp tích cực.
img_3634.jpg
Ban Tổ chức trao giải Nhất cho các em học sinh về cuộc thi làm sản phẩm tái chế.

Hành trình "Trường học không rác thải" vẫn còn tiếp tục, như một phần không thể thiếu trong văn hóa của nhà trường. Nhà giáo Nguyễn Diệu Ánh cam kết sẽ tiếp tục cải tiến quy trình, mở rộng quy mô hoạt động và lan một thói quen sống, một niềm tin, một triết lý giáo dục bền vững tới mọi gia đình và cộng đồng.

img_3679.jpg
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của các em học sinh làm từ vật liệu tái chế.

Em Phạm Bình Minh, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Trần Nhật Duật chia sẻ, sau khi tham gia chương trình "Trường học không rác thải" em cảm thấy rất hạnh phúc vì đã góp một phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường. Em mong rằng không chỉ ở trường hay ở nhà, mà ở bất cứ nơi đâu, tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn cho Trái đất luôn xanh, sạch, đẹp.

Một số sản phẩm tái chế của các em học sinh:

img_3615.jpg
Những bộ trang phục từ vật liệu tái chế được thiết kế cầu kỳ, đẹp mắt.
img_3614.jpg
Thông qua những bộ trang phục tái chế này, các em muốn gửi gắm và truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa...
img_3612.jpg
...về bảo vệ môi trường như hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt, có ý thức phân loại rác.
img_3466.jpg
Sản phẩm tái chế với chủ đề “Bảo vệ môi trường” đã mang đến nhiều bất ngờ thú vị và xúc động, khi các em học sinh bằng đôi tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú...
img_3464.jpg
Bản đồ Việt Nam được các em học sinh làm từ sản phẩm tái chế.
img_3461.jpg
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được các em học sinh làm từ sản phẩm tái chế.
tp.jpg
Sản phẩm chung tay vì môi trường.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Bắc Từ Liêm vận hành thử nghiệm chính quyền hai cấp: Nền tảng cho bộ máy phục vụ hiện đại, hiệu quả
    Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả, quận Bắc Từ Liêm đã chính thức triển khai vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tại các phường mới sau sáp nhập.
  • Chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công điện số 838/CĐ-BGDĐT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
"Trường học không rác thải" vì tương lai xanh không lãng phí thực phẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO