Trường đại học dùng trí tuệ nhân tạo để ngăn sinh viên trốn học

Hoàng Trang/Báo Tin tức| 17/03/2019 10:14

Từ máy quay giám sát đến hệ thống điểm danh bằng dấu vân tay, các trường đại học và cao đẳng không ngừng tăng cường biện pháp để xử lý vấn nạn sinh viên trốn học.

Theo China Daily, trường Đại học Hangzhou Dianzi ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) chính là điển hình mới nhất trong việc sử dụng công nghệ tân tiến để cải thiện tỷ lệ chuyên cần của sinh viên.

“Hôm nay bạn không đi học”. Những sinh viên vắng mặt sẽ nhận được cuộc gọi thoại với nội dung như trên. Người gọi không phải con người thực mà là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên "Class Begins" (tạm dịch: Giờ học đến rồi). 
Trường đại học dùng trí tuệ nhân tạo để ngăn sinh viên trốn học
Một tiết học tại Đại học Hangzhou Dianzi ngày 13-3. Ảnh: Global Times

Một khi sinh viên nhận cuộc gọi, giọng trợ lý ảo giống như Siri bắt đầu nhắc nhở họ về những điều lệ, nội quy của trường. "Những người trốn học 10 tiếng sẽ bị cảnh cáo và những người trốn 1/3 số tiết sẽ không được làm bài thi", trợ lý ảo cảnh báo, "nếu tiết học vẫn đang diễn ra, hãy đến lớp ngay!". 

Tên của sinh viên nghỉ học cũng sẽ được gửi đến cho giảng viên phụ trách họ và bị lưu vào hồ sơ ngay khi cuộc gọi thoại được gửi đi. 

Do chính Đại học Hangzhou Dianzi phát triển, hệ thống AI này có thể giúp các giảng viên điểm danh và gọi cho sinh viên vắng mặt để yêu cầu họ đến lớp. 

"Class Begins" đã chứng minh được hiệu quả. Sau hai tuần áp dụng, tỷ lệ chuyên cần tại trường đã tăng 7% so với kỳ học trước. "Chúng tôi không còn dám trốn học nữa”, một sinh viên Hangzhou Dianzi chia sẻ. 

Ông Hu Haibin tại Văn phòng công tác sinh viên của Hangzhou Dianzi cho biết, giảng viên có thể mở ứng dụng để gửi mật mã gồm 4 con số ngẫu nhiên đến các sinh viên tại bất kỳ thời điểm nào trong giờ học. Sau đó, sinh viên cần phải nhập mật mã xác minh để “báo cáo” sự có mặt của mình lên ứng dụng. Điểm danh một lớp có khoảng 100 sinh viên từng mất đến 10 phút nhưng với "Class Begins", thời gian này rút ngắn lại chưa đầy 1 phút. 

“Quá trình này kéo dài tối đa 36 giây và người giáo viên có thể gia hạn ngắn hơn”, ông Hu giới thiệu. 

Khi một sinh viên không thể hoàn thành quá trình “điểm danh” trong thời hạn, ứng dụng sẽ tự động gọi cho người này. Cuộc gọi đồng thời được chuyển thành dạng tin nhắn gửi đến người phụ trách thông báo về tình trạng vắng mặt của sinh viên. 

“Thậm chí nếu các sinh viên cố tình tránh bị gọi bằng cách thay số điện thoại, việc họ bỏ học vẫn sẽ bị lưu vào hồ sơ”, ông Hu nói thêm. 

Hệ thống thông minh của trường Hangzhou nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc. 

Dựa trên dữ liệu ứng dụng thu thập được, giảng viên có thể phân tích lý do vì sao các sinh viên không thích đến lớp và khắc phục chúng sau đó. “Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất đối với nhà trường để phát triển và sử dụng hệ thống AI này”, ông Hu khẳng định. 

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Zhou Xuefang hy vọng, hệ thống quản lý sinh viên mới này không nên được xem như một “bài thuốc giải” cho tình trạng trốn học. “Tôi muốn khuyến khích học sinh tự nguyện đến lớp”, bà nói.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Trường đại học dùng trí tuệ nhân tạo để ngăn sinh viên trốn học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO