Mỹ thuật

Triển lãm “Ngũ hình”: Sự phong phú về văn hóa truyền thống trong hơi thở đời sống hiện đại

Quỳnh Chi 31/03/2024 19:41

Ban quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) cho biết, vừa khai mạc triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” tại nhà Tiền Đường khu Thái học.

Triển lãm “Ngũ hình” trưng bày 24 tác phẩm của 5 họa sĩ: Ngô Hùng Cường, Trường Thịnh, Bùi Hải Nam, Phạm Duy Quỳnh và Trần Minh Tuấn, lấy cảm hứng từ sự kết tinh của ứng xử của con người với môi trường sống dựa trên sự hài hòa và cân bằng của nguyên lý Âm dương – Ngũ hành.

ngu-hinh-vmqtg-5-.jpg
TS. Lê Xuân Kiêu (đứng giữa) - Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tặng hoa chúc mừng 5 họa sĩ tại lễ khai mạc triển lãm.

Các tác giả đã thể hiện sinh động, cảm xúc qua các chất liệu sơn mài, lụa, mực, màu tự nhiên trên giấy Dó, giấy Bản vào tác phẩm của mình, để hòa trong cùng một dòng chảy chung cảu Văn hóa truyền thống trong nhịp sống đương đại.

Những tác phẩm được trưng bày ghi chép các cảm nhận của 5 họa sĩ về đời sống hàng ngày, để thoáng thấy những sắc thái phong phú trong cùng một dòng chảy chung của văn hóa truyền thống. Những tác phẩm tượng tròn trong đền chùa, các phù điêu trên điêu khắc đình làng, tranh Hàng trống, tranh Đông hồ, tranh thờ là nguồn cảm hứng cho nhóm họa sĩ trong quá trình cảm thụ và tìm tòi cách diễn đạt trong nghệ thuật. Kết hợp những chất liệu truyền thống như sơn mài, lụa, mực, màu tự nhiên trên giấy dó, giấy bản, đều là những chất liệu rất quen thuộc và cũng tiềm tàng những cách sử dụng mới, các họa sĩ đã tạo nên các tác phẩm nghệ thuật qua sự cảm nhận của mỗi người.

ngu-hinh-vmqtg-2-.jpg
Ngay sau lễ khai mạc, triển lãm thu hút đông đảo người dân, du khách thưởng lãm. Trong đó có các du khách quốc tế.

Theo TS. Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, triển lãm “Ngũ hình” của 5 họa sĩ, mỗi người có một phong cách sáng tác riêng nhưng tựu trung lại đều là những người rất yêu di sản và sử dụng những chất liệu truyền thống với giấy Dó, sơn mài và đặc biệt trên nền tảng những giá trị truyền thống, các họa sĩ đã có những sáng tạo và đem hơi thở của cuộc sống đương đại và tạo nên sự hấp dẫn, thú vị cho triển lãm

“Với sự đồng hành của các họa sĩ, chúng tôi mong muốn rằng triển lãm “Ngũ hình” và các triển lãm tiếp theo sẽ là nguồn cảm hứng, là động lực để cho những người làm văn hóa, tiếp nối và tạo nên mạch nguồn văn hóa chảy suốt, nuôi dưỡng cho công chúng tình yêu với di sản”, TS. Lê Xuân Kiêu, chia sẻ.

ngu-hinh-vmqtg-4-.jpg
Họa sĩ Trần Minh Tuấn, đại diện các họa sĩ trong nhóm Ngũ hình chia sẻ về việc chọn chủ đề và triển lãm.
ngu-hinh-vmqtg-3-.jpg
Ý tưởng “Ngũ hình” là 5 hình khác nhau để làm cảm hứng cho các sáng tác của các họa sĩ.

Đại diện các họa sĩ trong nhóm “Ngũ hình”, họa sĩ Trần Minh Tuấn cho biết về việc chọn chủ đề và phong cách thể hiện các tác phẩm: “Văn hóa của mỗi vùng đất luôn luôn có sự tương tác giữa con người và môi trường thiên nhiên.

Tên của triển lãm “Ngũ hình” bởi chúng tôi thấy rằng trong văn hóa dân tộc thì triết lý âm dương và ngũ hành xuyên suốt mọi lĩnh vực từ ở, ăn, mặc, cách chữa bệnh và cách ứng xử với con người đều lấy sự hài hòa của nguyên lý âm dương – ngũ hành làm căn bản.

ngu-hinh-vmqtg-1-.jpg
Người dân, du khách chăm chú xem các tác phẩm trưng bày tại triển lãm.

Ý tưởng “Ngũ hình” là 5 hình khác nhau để làm cảm hứng cho các sáng tác của các họa sĩ. Từ những tạo hình của người Việt trong tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh thờ… những tạo hình vô cùng phóng khoáng và khỏe mạnh kết hợp với các chất liệu sơn mài, giấy Dó hay lụa truyền thống không hề giới hạn sự sáng tạo của các họa sĩ. Chúng tôi gom góp những điều suy tư và những trải nghiệm trong cuộc sống đời thường để tạo nên triển lãm Ngũ hình, mong rằng đem đến những sự phong phú về văn hóa truyền thống trong hơi thở đời sống hiện đại”.

Ban tổ chức cho biết, triển lãm “Ngũ hình” diễn ra tại nhà Tiền Đường khu Thái học, Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến hết tháng 4 năm 2024.

Một số tác phẩm, hình ảnh tại ngày khai mạc triển lãm “Ngũ hình”:

nguhinh3-2-.jpg
Họa sĩ Ngô Hùng Cường giới thiệu tác phẩm của mình tới du khách.
ngu-hinh-vmqtg-8-.jpg
Tác phẩm: Tiếng ru trẻ thơ.
ngu-hinh-vmqtg-6-.jpg
Tác phẩm "Con rồng cháu tiên" với màu tự nhiên, bạc và vàng trên giấy dân gian bồi toan của Ngô Hùng Cường
ngu-hinh-vmqtg-7-.jpg
Nhớ mùa thi xưa.
nguhinh3-1-.jpg
Triển lãm “Ngũ hình” phục vụ người dân, du khách tại nhà Tiền Đường khu Thái học đến hết tháng 4 năm 2024./.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Triển lãm bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh"
    Phiên bản đặc biệt của bức tranh “Liên hoa tịnh cảnh”, tranh sen của cư sĩ, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại Lotus Art Gallery Van Phuc, Hà Nội.
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 24/6/2025 tới, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • Tranh vẽ tại cuộc thi "Rực rỡ Việt Nam" sẽ được trưng bày ở nước Pháp
    Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bức tranh đến từ trẻ em Việt Nam sống ở 17 quốc gia, chia làm 2 bảng theo hai khung lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa
    Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
  • SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
    “Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến động bởi chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Đây là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Ngũ hình”: Sự phong phú về văn hóa truyền thống trong hơi thở đời sống hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO