Triển lãm kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Nguyễn Trường| 04/01/2023 18:18

Kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, sáng 4/1/2023, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố phối hợp tổ chức triển lãm ảnh tại 3 địa điểm: Công viên Lam Sơn, đường Đồng Khởi, đối diện Công viên Chi Lăng.

z4012782762051_12cd5fd79eeace6097be51ee6e4143de.jpg
Các bạn trẻ đến tham quan triển lãm trong sáng khai mạc tại công viên Lam Sơn.

Triển lãm tổ chức tại Công viên Lam Sơn và đường Đồng Khởi (khu vực phía trước Sở Văn hóa và Thể thao) và Hội trường Thống Nhất, Ban tổ chức trưng bày ở mỗi điểm 80 hình ảnh với chủ đề “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Lịch sử khắc ghi”.

Triển lãm thể hiện khí thế chiến đấu của quân và dân ta từ Chiến dịch giải phóng Nậm Bạc (Thượng Lào) đến những cuộc tiến công diễn ra ở rộng khắp miền trung và miền nam trong những ngày Tổng tiến công mùa Xuân 1968.

Cùng với đó là sự động viên sức người, sức của hậu phương lớn miền bắc nhằm chi viện cho chiến trường lớn miền nam vì mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

Khí thế hào hùng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vang vọng đến nay, là minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách mạng, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Sài Gòn-Gia Định đã được tiếp nối, phát huy trong công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới: phát triển công nghiệp trở thành vùng động lực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng cường thắt chặt mối quan hệ hữu nghị với các nước và địa phương; phát triển y tế, thể dục-thể thao, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

Đặc biệt, sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách, người lao động, người dân có hoàn cảnh khó khăn góp phần tạo nên hình ảnh đẹp về một thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, để thành phố mang tên Bác xứng danh “Đất thép-Thành đồng”, “Niềm tin yêu và tự hào của cả nước”.

Cùng thời điểm, tại đường Đồng Khởi (khu vực đối diện Công viên Chi Lăng), Ban tổ chức cũng trưng bày 50 hình ảnh với chủ đề “Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định-Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”. Cùng với toàn miền nam, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn đã giáng một đòn bất ngờ ngay chính trung tâm sào huyệt của Mỹ-Ngụy, làm cho ý chí xâm lược của kẻ thù bị lung lay.

z4012784207397_49cf9d27288edbe4a2fe952806c48ce6.jpg
Quân giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu.

Mỗi trận đánh, mỗi chiến sĩ biệt động, mỗi địa danh lịch sử đều là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đã làm nên “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”, thể hiện bản lĩnh, ý chí, trí tuệ tuyệt vời với tinh thần sẵn sàng xả thân, hy sinh của đồng chí, đồng bào, chiến sĩ vì khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; khát vọng hòa bình “Bắc-nam sum họp, xuân nào vui hơn” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 15/1/2023.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO