Chuyển động Hà Nội

Triển khai hiệu quả hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn Hà Nội

Kim Thoa 27/06/2024 09:27

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) và Thông báo số 8055/TB-TCTTKĐA ngày 01/11/2023 của Tổ Công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về thông báo kết luận cuộc họp giao ban Tổ công tác triển khai Đề án 06 tháng 10/2023, UBND Thành phố đã tổ chức triển khai thí điểm hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, thiết thực.

e759543e-7585-4689-b1a6-28ee35d81e57.jpg

Ban hành và triển khai nhiều kế hoạch, hoạt động cụ thể

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 185/NQ-CP, trong đó giao UBND Thành phố chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, triển khai thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội; UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch, văn bản đề nghị các bộ, ngành Trung ương phối hợp, hỗ trợ kết nối triển khai; đồng thời đôn đốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố triển khai thực hiện, cụ thể:

Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 13/11/2023 về việc triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn Thành phố, xác định lộ trình, từng giai đoạn cụ thể để phấn đấu đến tháng 01/2024 đưa vào vận hành chính thức tại các Trung tâm y tế, bệnh viện thuộc quản lý của Thành phố;

Quyết định số 04/QĐ-BCĐ ngày 13/11/2023 về việc Thành lập Tổ công tác thúc đẩy triển khai thì điểm Sổ sức khỏe điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Tổ chức ban hành 11 văn bản gửi các cơ quan Trung ương (Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam...) và các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố để tổ chức triển khai thực hiện…

Các sở, ngành liên quan ban hành hơn 60 văn bản gửi các cơ quan chuyên môn, Bộ chủ quản để trao đổi, xin ý kiến và chỉ đạo triển khai thực hiện tới các đơn vị trên địa bàn. Sở Y tế, cơ quan chuyên môn giúp việc UBND Thành phố đã ban hành hơn 50 văn bản; Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành 9 văn bản triển khai, kết nối và rà soát hạ tầng, phần mềm.

Tổ chức 06 cuộc họp, ban hành 02 Thông báo kết luận chỉ đạo các cơ quan, đơn vị; tham dự 03 cuộc họp với Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và 01 cuộc làm việc với đồng chí Tổ phó thường trực TCTTKĐA 06 của Chính phủ.

Trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn Vietel về việc triển khai thí điểm, thử nghiệm sản phẩm Hồ sơ sức khỏe điện tử, Số sức khỏe điện tử, UBND Thành phố đã có văn bản số 4021/UBND-TTĐT ngày 28/11/2023 đồng ý về nguyên tắc đối với đề xuất của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel.

Đặc biệt, trong khi thực tế chưa có quy định thống nhất từ các cơ quan Trung ương về các trường thông tin để tạo lập Hồ sơ sức khỏe điện tử thì Thành phố đã kiến nghị và mạnh dạn phê duyệt thí điểm 73 trường thông tin, dữ liệu để tạo lập thí điểm Hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân sinh sống và khám chữa bệnh trên địa bàn Thủ đô. Đây được coi là cơ sở, tiền đề để ngành y tế Thủ đô có thể chủ động trong việc khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu số được tạo lập nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

Nhiều kết quả đáng khích lệ trong triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội tính đến 6/2024

Về rà soát đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị và đường truyền : Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội được triển khai, cài đặt, vận hành trên hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Dữ liệu của Tập đoàn Viettel; Hệ thống đã đảm bảo ATTT cấp độ 3 (theo hướng dẫn của công văn 1552/BTTT-THH) kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng Chính phủ (CPNET), kết nối chính thức hệ thống với CSDL Quốc gia về dân cư;

Thực hiện rà soát trang thiết bị (máy tính, máy in,...) và đường truyền tại các Trung tâm y tế phục vụ việc triển khai Hệ thống. Kết quả: Đã có 1.141 máy tính đáp ứng nhu cầu; 27/30 Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã đề xuất bổ sung tổng số 968 máy tính;

Tổ chức cấp chữ ký số cho 615 đơn vị và 2.475 cá nhân trực thuộc các đơn vị. Kết quả: 100% các cơ quan, đơn vị và cá nhân được cấp chữ ký số theo quy định. Trên 3.200 tài khoản đã cấp cho các đơn vị, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố.

Về nghiên cứu, xây dựng Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử Thành phố: Sau thời gian tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử triển khai thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay, hệ thống đã đáp ứng yêu cầu của Thành phố và triển khai cho toàn bộ các cơ sở Y tế công lập, ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

Đã có 291/394 đơn vị đang sử dụng phần mềm quản lý khám, chữa bệnh do các công ty phần mềm trong nước cung cấp như: Viettel, VNPT, FPT và một số doanh nghiệp nhỏ lẻ khác; Còn lại 103/394 đơn vị chưa có phần mềm phục vụ khám, chữa bệnh. Đối với các đơn vị chưa có phần mềm, chủ trương của Thành phố là sử dụng ngay phân hệ khám, chữa bệnh thuộc Hệ thống hồ sơ sức khỏe Thành phố để phục vụ công tác cập nhật thông tin của người dân khi đến cơ sở thực hiện khám, chữa bệnh.

Công tác đảm bảo về an toàn, an ninh thông tin: Hệ thống đã đảm bảo ATTT cấp độ 3 (theo hướng dẫn của công văn 1552/BTTT-THH tại thời điểm đánh giá).

Công tác tổ chức tập huấn, khai thác sử dụng: Đã hoàn thành cấp cho hơn 3.200 tài khoản cho các đơn vị, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng Hệ thống, đạt tỷ lệ 100%; Tổ chức tập huấn 04 lớp cho các cơ sở y tế, khám chữa bệnh của 30 quận huyện, thị xã và 579 TTYT của Thành phố theo hình thức online qua phần mềm Zoom Meeting.

Sở Y tế đang phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố để triển khai liên thông dữ liệu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn Thành phố từ năm 2021 đến nay.

Kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh phục vụ khởi tạo dữ liệu ban đầu Hệ thống Hồ sơ sức khoẻ điện tử

Đã thực hiện kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh từ năm 2021 của 661 cơ sở Y tế công lập và ngoài công lập lên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội theo Quyết định số 4026/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Hơn 16,69 triệu lượt khám chữa bệnh được đồng bộ từ phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh lên Hệ thống HSSKĐT;

Phối hợp Bộ Y tế, Tập đoàn Viettel và các đơn vị khác liên quan đã khởi tạo được gần 10 triệu thông tin người dân từ Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng Covid19, tiêm chủng Quốc gia, phần mềm quản lý khám chữa bệnh và 579 Trạm Y tế trên địa bàn Thành phố cập nhật. Hơn 20 triệu mũi tiêm chủng COVID-19 được đồng bộ từ Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và hơn 10 triệu mũi tiêm chủng mở rộng được đồng bộ tự động từ phần mềm tiêm chủng Quốc gia;

Hơn 16,69 triệu lượt khám chữa bệnh được đồng bộ từ phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh lên Hệ thống HSSK của Thành phố và các Trạm Y tế cập nhật, bổ sung; Gần 7,5 triệu người dân (được quản lý thông tin sức khỏe) có 21/73 thông tin so với Quyết định số 110/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành các trường thông tin tạo lập HSSK điện tử thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội; Gần 1,77 triệu người dân được tạo lập với 48/48 trưởng thông tin theo QĐ số 4026/QĐ-BYT của Bộ Y tế và 66/73 thông tin theo Quyết định số 110/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.

Công tác rà soát, kết nối, chuẩn hoá dữ liệu và xác minh thông tin

Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã triển khai công tác chuẩn hóa dữ liệu, lọc trùng thông tin người dẫn, và cập nhật kết quả khám học sinh sinh viên, khám sức khỏe định kỳ và kết quả khám sàng lọc bệnh nhân không lây nhiễm kết quả như sau: Toàn bộ Thành phố chuẩn hóa được 8 triệu người dân trên tổng số 10 triệu người dân được khởi tạo 218 nghìn hộ gia đình được tạo lập quản lý, hơn 10 nghìn người được cập nhật thông tin tử vong; Bổ sung thông tin thẻ BHYT để chuẩn hoá, cập nhật được hơn 4,37 triệu người có thể Bảo hiểm y tế.

Chuẩn hóa cập nhật được hơn 6,26 triệu người có CCCD Số định danh cá nhân. Đặc biệt trong đó có hơn 169.000 trẻ dưới 6 tuổi đã được cập nhật số định danh cá nhân; cập nhập 6,72 triệu người dân có thông tin số điện thoại.

Hoàn thành việc kết nối chính thức Hệ thống HSSK Thành phố vào mạng số liệu chuyên dùng CPNet và chính thức thực hiện kết nối Hệ thống HSSK Thành phố với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác minh, làm sạch dữ liệu người dân: Đến tháng 6/2024 đã xác minh được gần 2,1 triệu người dân trên toàn Thành phố.

Kết nối chia sẻ dữ liệu sức khỏe người dân với ứng dụng công dân Thủ đô theo mẫu Quyết định số 1332/QĐ-BYT của Bộ Y tế, người dân khi đăng ký trên ứng dụng Thành phố có CCCD hoặc SĐT. Sau đó người dân có thể tra cứu dữ liệu sức khỏe cá nhân trên ứng dụng Thành phố về các chỉ số sức khỏe, tiền sử, các yếu tố nguy cơ, lịch sử tiêm chung, đơn thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và lịch sử của các đợt khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cũng như các chương trình khám sức khỏe mà ngành y tế thực hiện (khám sàng lọc, khám người cao tuổi, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe học sinh/sinh viên,...)./.

Bài liên quan
  • Hồ sơ Sức khoẻ điện tử: Khám chữa bệnh từ xa, sử dụng trọn đời
    Hồ sơ sức khỏe điện tử được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người dân sinh sống trên địa bàn từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gác nhớ
    Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.
  • Hà Nội triển khai 9 nhóm giải pháp để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
    Dự thảo Báo cáo “Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024” của UBND Thành phố Hà Nội trình HĐND Thành phố (nhiệm kỳ 2021 – 2026) tại Kỳ họp thứ 17 (từ ngày 1 – 4/7/2024), Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và 6 tháng cuối năm sẽ thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024.
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên: “Viết cho thiếu nhi thật ra không dễ chút nào”
    Nhà văn Bùi Tiểu Quyên “khởi nghiệp văn chương” từ năm 2008 và những năm gần đây đặc biệt gây tiếng vang với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Ngòi bút tinh tế, trong trẻo, dí dỏm thấm đượm tình yêu, lòng ham học hỏi đã chinh phục hàng ngàn trái tim độc giả, đặc biệt là độc giả thiếu nhi - thiếu niên. Không chỉ vậy, các tác phẩm của chị cũng được giới chuyên môn đánh giá cao và gặt hái nhiều giải thưởng. Cùng phóng viên Người Hà Nội lắng nghe chia sẻ của chị xung quanh những “đứa con tinh thần” mà chị đã dày công ấp ủ…
  • Kết nối làng nghề truyền thống, đưa sản phẩm OCOP đến với người dân qua ứng dụng iHanoi
    Với quyết tâm nâng cao chất lượng và thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP, thành phố Hà Nội đã triển khai Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) giúp người dân kết nối với các sản phẩm, làng nghề truyền thống chỉ cần vài thao tác đơn giản qua thiết bị điện thoại thông minh.
  • Sáng nay, hơn 1 triệu thí sinh thi môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT
    Sáng nay, 27-6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 với bài thi đầu tiên là ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai hiệu quả hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO