Trẻ đi học trở lại, phụ huynh cần chú ý điều gì?

KTĐT| 12/02/2022 06:20

Thời gian sắp tới, trẻ em 5 - 11 tuổi sẽ được đi học trở lại. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng vì con chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19. TS.BS. Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai đã có trao đổi về vấn đề này.

 Theo TS.BS. Nguyễn Thành Nam, trên thế giới ghi nhận những trường hợp mắc Covid-19 ở lứa tuổi trẻ em, kể cả từ tuổi sơ sinh. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên tỷ lệ mắc ở trẻ em tương tự như người lớn. Tại Việt Nam cũng có ghi nhận trường hợp trẻ em mắc bệnh, kể cả từ lứa tuổi sơ sinh.
Trẻ đi học trở lại, phụ huynh cần chú ý điều gì?

Tăng sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ trước khi trở lại trường

Trong thời điểm hiện nay, vào những giai đoạn trước khi dịch Covid-19 xảy ra, trẻ em rất dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa khi tham gia học tập do thời tiết lạnh, ẩm, chênh lệch nhiệt độ các thời điểm trong ngày lớn, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc. Do vậy, các cháu đều có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có Covid-19. Chính vì vậy, vai trò của cha mẹ, thầy cô giáo rất quan trọng khi hướng dẫn các cháu những biện pháp phòng chống nhiễm bệnh, nhất là sau khoảng thời gian dài các cháu sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh nên các kỹ năng phòng vệ cần phải được rèn luyện, nhắc nhở thường xuyên.

TS.BS. Nguyễn Thành Nam cũng gợi ý cha mẹ có thể chuẩn bị nhằm tăng sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ trước khi trở lại trường như: Tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; Tăng cường sức đề kháng: dinh dưỡng, tập luyện, tránh thừa cân béo phì; Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính; Tránh nhiễm lạnh; Đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập; Vệ sinh bàn tay; Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác; Hướng dẫn, tập luyện thường xuyên các biện pháp phòng chống Covid-19; Hướng dẫn để rác thải đúng nơi quy định; Khi có dấu hiệu nghi ngờ: Sốt, viêm long hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ ... cần kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác khi chưa có kết quả xét nghiệm.

Trẻ bị mắc Covid-19 cần được theo dõi trạng thái về tinh thần

Cũng theo TS.BS. Nguyễn Thành Nam, khi trẻ không may bị mắc Covid-19, các cha mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà là: trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh. Trẻ vẫn đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.

Gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ. Cụ thể, trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường < 60="" lần/phút;="" trẻ="" 2="" tháng="" -="" 12="" tháng="" nhịp="" thở="" bình="" thường="">< 50="" lần/phút;="" trẻ=""> 12 tháng nhịp thở bình thường < 40="" lần/phút;="" trẻ=""> 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút; Trẻ > 12 tuổi theo các chỉ số tương tự người lớn.

Khi điều trị cho trẻ em bị mắc Covid-19 tại ở nhà, cha mẹ cần dùng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế, đồng thời dự phòng thuốc: Hạ sốt; Bù nước điện giải; Có thể bổ sung Vitamin tổng hợp; Thuốc điều trị ngạt tắc mũi; Thuốc ho. Không nên cho trẻ tự uống thuốc ngoài những thuốc được khuyến cáo ở trên.

Khi cần tư vấn, các cha mẹ có thể liên hệ các số điện thoại của các bệnh viện có khoa Nhi hoặc các cơ sở xử trí của từng phường/huyện để được tư vấn phù hợp. Tại Bệnh viện Bạch Mai, có thể liên lạc số điện thoại 086.958.7716 của Trung tâm Nhi khoa để có thể được giải đáp một số vấn đề về chuyên môn.

Đặc biệt, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi có những triệu chứng sau:Sốt cao > 39 độ không kiểm soát được; Thở nhanh; Nhịp tim nhanh; Nếu có máy đo SpO2 < 95%;="" đau="" ngực;="" dấu="" hiệu="" đau="" đầu,="" nôn="" nhiều;="" kích="" thích;="" mệt="" lả;="" ăn="" uống="" kém="" hơn="" bình="" thường;="" đại="" tiện="" nhiều,="" tiểu="" tiện="">

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Trẻ đi học trở lại, phụ huynh cần chú ý điều gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO