Trao quà đồng bào vùng cao biên giới Mường Lát

Lê Thi| 07/11/2017 19:36

Vào một ngày cuối thu nhóm phóng viên Báo Người Hà Nội chúng tôi có dịp đi cùng đoàn thiện nguyện của nhóm Vòng Tay Yêu Thương (Thanh Hóa) đến trao quà tại xã Mường Chanh, huyện Mường Lát. Đây là xã cực Tây vùng sâu biên giới của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Xuất phát lúc 10 giờ đêm tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa, trải qua 250 km trong đó hơn nửa quãng đường là rừng núi quanh co, nhiều dốc đứng xoáy trôn ốc. Đoàn chúng tôi đến trung tâm của xã Pù Nhi huyện Mường Lát vào lúc trời vừa rạng sáng. Chúng tôi dừng nghỉ ăn uống, kiểm tra kỹ thuật an toàn của đoàn xe, sau đó tiếp tục hành trình từ Pù Nhi trải qua con đường đèo bê tông vừa mới được đầu tư xây dựng dài khoảng 30 km dọc theo đường biên giới, cheo leo bên sườn núi. Một bên đường là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, núi đồi hùng vĩ. Có những đoạn leo dốc thẳng đứng, đoàn xe chúng tôi phải lăn bánh từ từ khó khăn lắm mới vượt qua được những đỉnh đèo.
Ấm tình đồng bào vùng cao biên giới Mường Lát

Ấm tình đồng bào vùng cao biên giới Mường Lát
Đoàn thiện nguyện vượt đèo núi trên đường đến Mường Lát - Thanh Hóa
Đến khoảng 10 giờ sáng ngày 4/11/2017 đoàn chúng tôi đặt chân đến trung tâm xã Mường Chanh. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đoàn chúng tôi đã nhanh chóng tổ chức trao tặng 250 phần quà cho 250 hộ nghèo có điều kiện khó khăn, bao gồm các nhu yếu phẩm như Mỳ Tôm, nước mắm, cá khô, quần, áo, khăn mặt, chăn màn… Đây là tấm lòng, tình cảm của các nhà hảo tâm và bà con nhân dân huyện Tĩnh Gia gửi đoàn chúng tôi trao tặng cho bà con xã Mường Chanh.

Rời trung tâm xã Mường Chanh, chúng tôi đến thăm bản Lách. Theo thông tin của cán bộ văn hóa xã Mường Chanh: “Đây là bản có điều kiện kinh tế khó khăn nhất của xã Mường Chanh. Bản có 179 hộ, 978 khẩu, đa số là người dân tộc Khơ Mú sinh sống”. Khi vừa tới bản Lách cảnh tượng đầu tiên hiện ra trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà sàn xiêu vẹo san sát bên nhau, và rất nhiều trẻ em dân tộc thiểu số, không giày dép, không quần áo ấm đang phải chống chọi với cái rét của những cơn gió heo may cuối thu giá lạnh vùng cao.
Ấm tình đồng bào vùng cao biên giới Mường Lát
Một góc bản Lách xã Mường Chanh, huyện Mường Lát

Những thùng mỳ tôm, bộ quần áo, chiếc khăn, đôi dép do nhóm chúng tôi quyên góp được trở thành món quà vô cùng quý giá đối với bà con nơi đây. Một người dân địa phương cho biết: “dân cư ở bản Lách nghèo lắm, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, cái đói, cái rét theo họ quanh năm, đa số phụ nữ ở đây 14, 15 tuổi đã phải lấy chồng, sinh con rồi”. “Lần đầu tiên tôi được đặt chân tới đây, thực sự tôi không thể tin vào mắt mình, tôi không bao giờ nghĩ rằng trên đất nước mình còn nhiều người còn nghèo khổ đến như vậy, nhìn thấy cảnh tượng này tôi đã không cầm được nước mắt” - bạn Nguyễn Thị Thủy, một thành viên của nhóm thiện nguyện Vòng Tay Yêu Thương cho biết.

Ấm tình đồng bào vùng cao biên giới Mường Lát
Tuy còn rất nhỏ tuổi nhưng em đã biết giúp cha mẹ làm việc nhà

Bạn Nguyễn Thị Cúc một thành viên trong nhóm Vòng Tay Yêu Thương chia sẻ: “Nhìn thấy trẻ em ở đây bị thiệt thòi, thiếu thốn đủ bề em thấy thương vô cùng. Có đến đây mới biết họ nghèo khổ, em lại suy nghĩ mình phải sống làm sao cho thật ý nghĩa. Từ bây giờ em sẽ cố gắng không chi tiêu xa xỉ lãng phí nữa để tiết kiệm tiền đóng góp một phần nhỏ bé giúp đỡ trẻ em nghèo”. 
Ấm tình đồng bào vùng cao biên giới Mường Lát
Niềm vui của các em khi nhận được quà của đoàn thiện nguyện
Ấm tình đồng bào vùng cao biên giới Mường Lát
Tình nguyện viên chụp hình lưu niệm với trẻ em của bản

Sau khi chia tay bản Lách tạm biệt bà con xã Mường Chanh, trở lại con đường đèo vách núi cheo leo đoàn chúng tôi lên đường trở về nhà. C
huyến đi này đã đọng lại trong chúng tôi nhiều cảm nhận sâu sắc. Tuy chúng tôi là những người có ngành nghề, công việc, độ tuổi khác nhau nhưng đều có chung nhiệt huyết thiện nguyện. Đây không chỉ là một chuyến đi thông thường mà còn là chuyến trải nghiệm thực tế sinh động, sâu sắc về cuộc sống của người dân ở vùng cao biên giới cực Tây Thanh Hóa.
Chia tay Mường Lát, hẹn trở lại nơi đây vào một ngày gần nhất, trong thâm tâm mỗi người chúng tôi phải tự cố gắng sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn để có thể giúp đỡ và chia sẻ một phần nào những khó khăn vất vả của đồng bào vùng cao.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Trao quà đồng bào vùng cao biên giới Mường Lát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO