Trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022

Thạch Vũ| 05/01/2023 10:44

Sáng 4/1, Liên hiệp các Hội văn Học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022. Đến dự có các đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương; Ngọ Văn Khuyến, Phó Vụ trưởng Vụ Đoàn thể nhân dân, Ban Dân vận Trung ương; NSƯT Trần Ly Ly, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.

z4012449792681_a62ee8a01ae87f972172ab77b6ad859d.jpg
Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao giải cho các tác giả đạt giải A.

Ban tổ chức cho biết, giải thưởng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022 đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc trong năm, các tác phẩm này đã được xuất bản, tham gia triển lãm hoặc được công bố, trình diễn, được công chúng mến mộ và báo chí đề cập đến.

Giải thưởng đã phản ánh khách quan các tác phẩm Văn học nghệ thuật của các tác giả là hội viên của các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố vẫn duy trì và đi theo khuynh hướng truyền thống, các tác giả trẻ trong thể hiện có tìm tòi, đổi mới nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống và truyền thống đạo lý của dân tộc. Đặc biệt, nhiều tác phẩm đi vào đề tài thời sự của đất nước như vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới và hải đảo.

Theo Ban tổ chức, năm 2022, có 61/63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố gửi tác phẩm tham dự giải thưởng của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam với 396 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả. Kết quả có 32 Hội có giải, 58 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 05 giải A, 10 giải B, 19 giải C, 22 giải Khuyến khích và 02 giải dành cho Tác giả Trẻ.

Theo chuyên ngành, giải thưởng phân bố trong ngành Văn học là 25 tác phẩm, Sân khấu 02 tác phẩm, Mỹ thuật 10 tác phẩm, Âm nhạc 07 tác phẩm, Điện ảnh 02 tác phẩm, Nhiếp ảnh 07 tác phẩm, Múa 03 tác phẩm, Văn nghệ dân gian 02 tác phẩm.

05 giải A thuộc về các tác phẩm: Bộ ảnh “Cầu Thủ Thiêm 2 – Điểm nhấn mới” của tác giả Lê Đình Thiện; Tranh “Tin nhắn” của tác giả Nguyễn Thành Phương; Tập truyện ngắn “Cõi yêu” của tác giả Trần Vân Anh với bút danh Phong Nguyên; Tập tiểu luận “Đọc một bài thơ” của tác giả Lê Hồ Quang; Tập thơ “Mây âm tính” của tác giả Võ Văn Luyến.

z4012451477004_ce082c6b840f3c0582579f8c22b6aaa7.jpg
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm xuất sắc của các hội VHNT chuyên ngành trung ương.

Ban tổ chức đã trao giải cho 9 tác phẩm có giá trị xuất sắc của 9 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương: Tác phẩm văn học “Mây trôi phía làng” của tác giả Lê Đình Tiến; Tác phẩm nhiếp ảnh “Khám phá quần thể hang động núi lửa Krông Nô” của tác giả Ngô Minh Phương; Tác phẩm mỹ thuật bức tranh tròn “Panorama” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của tác giả Nguyễn Văn Mạc; Công trình kiến trúc “Nhà Bình Duơng” (Nhà ở nông thôn mới) của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh; Tác phẩm về Văn nghệ dân gian “Bách khoa thư làng Việt cổ truyền” của tác giả Bùi Xuân Đính; Tác phẩm âm nhạc “Ơi con sông mặt trời” của tác giả Nguyễn Đình Nghĩ; Tác phẩm sân khấu “Đất liền và biển cả” của Nhà viết kịch, TS. Nguyễn Đăng Chương; Tác phẩm điện ảnh “Hai bàn tay” của đạo diễn Đặng Thị Linh; Tác phẩm múa “Chừ đự xá pu” (Con đường tìm muối) do NSƯT Phạm Thanh Tùng biên đạo.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy niềm đam mê khoa học kỹ thuật
    Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
  • Trải nghiệm triển lãm số “Rạng rỡ tên Người”
    Ngày 16/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người khai sáng con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Đừng bỏ lỡ
Trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO