Trái tim Hà Nội

VNQĐ| 03/03/2022 10:40

Tôi cứ ngẫm mãi mà chưa thỏa mãn vì sao bao nhiêu cuộc sướng vui đến cuồng nhiệt sau chiến thắng của các cầu thủ Việt Nam, chủ yếu người ta cứ tập trung về hồ Gươm.

Để hò reo, để vẫy cờ, để ngập sóng sao vàng ca hát, đám đông nhún nhảy chật quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; dòng người, xe cuồn cuộn sôi sục quanh hồ. Rồi mới tỏa lan đi các đường phố khác. Không ít lần, chật lắm rồi, không làm sao mà “lèn” được những chuỗi đỏ - vàng màu áo, màu cờ; những chuỗi âm thanh của kèn, của còi, của tiếng người hò hét vào nhau nữa, thì các đoàn người cũng cố lên được gần đến nơi. Rồi có thể… “cố thủ” ở đâu đó khu vực quảng trường Cách mạng tháng Tám, hay tỏa đi như nước cuốn theo các phố dài Tràng Thi, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lò Đúc…

Tôi không nghĩ ở khía cạnh mê tín, mà cứ thẳng đấy theo mắt nhìn và ngẫm ngợi, thì bao nhiêu những giá trị quý, đẹp, thiêng của Hà Nội mình, đã thể hiện cả ở cái nơi trung tâm này. Có lẽ còn rộng hơn ý nghĩa mà khu vực hồ Gươm yêu thương vốn đã trầm tích và thăng hoa, thì nơi này còn trở nên biểu tượng chung của cả một Hà Nội Thủ đô nữa, một Thủ đô qua dằng dặc tháng năm thăng trầm binh biến và hòa bình, đang mở ra sáng tươi đổi mới, hội nhập. Bởi vậy mà về một góc phóng chiếu nào đó, thì đến với hồ Gươm như đã hội vào mình không khí, dáng nét Hà Nội.

Trái tim Hà Nội

Mà tấm lòng ấy, có lẽ giản dị như một lẽ chân thành của tình yêu thương, cảm mến với những người, những việc diễn ra trong những dịp trong đại, hay nhỏ nhẹ hơn, một dịp nào đó mang tính lễ nghi, khánh tiết trang trọng, hoặc một sự kiện, một hoạt động nào đó. Bùng lên như là trận thắng bóng đá vậy, thiêng liêng và hân hoan niềm ấm cúng như là đêm Giao thừa, tôi đều thấy người ta kéo nhau lên hồ Gươm. Rồi nào giải chạy việt dã, cũng “mượn” đường phố lượn theo dáng hồ cho thêm “nghiêng đẹp” tư thế vận động viên. Và nào lễ hội đường phố, lễ phát động vì môi trường, đi bộ vì hòa bình, biểu diễn nghệ thuật hoành tráng… tôi cũng thấy người ta hay chọn nơi này mà tổ chức, mà gióng lên những thông điệp xanh, thông điệp thân thiện, nhân ái, nhân văn… Hồ Gươm như đón, như mở cho mọi người khi hướng những ý tưởng và khơi gợi hành vi tốt đẹp ra với đông đảo những người khác.

Ồ! Mà nếu để thời gian phân tích, lí giải từng góc độ, vì sao hồ Gươm và những phố, những địa điểm bao quanh, liền kề với hồ, lại đem đến nhiều hiệu quả kì diệu đến thế, cả về không gian, cảnh quan, kiến trúc, văn hóa, thiên nhiên, lịch sử… để biết bao người hướng về, muốn đến nơi này, tổ chức, sẻ chia rất nhiều điều ở đây, thì chắc phải có cả một công trình lớn. Công trình ấy, tôi tin cũng sẽ tiếp tục chứng minh một điều quan trọng mà từ bây giờ, từ bao lâu qua, chúng ta đã nhận rõ. Rằng hãy yêu giữ, trân quý hồ Gươm - trái tim của Hà Nội, như trái tim chung của rất đông đảo chúng ta. Nhưng nhớ, hãy yêu và giữ một cách đẹp đẽ, lịch lãm và thân mến như chính trái tim ấy đã nuôi giữ, đã dành tặng cho chúng ta vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Cơ chế vượt trội trong chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Thủ đô
    Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Hà Nội để xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi), Điều 27 về "Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội", Luật đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội.
  • Chuyện cùng em về Hà Nội
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chuyện cùng em về Hà Nội của tác giả Chử Văn Long nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Di sản công nghiệp - tài sản lớn trong kiến thiết đô thị Hà Nội
    Sau khi Thủ đô giải phóng, năm 1958, miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Và để xây dựng cơ sở vật chất của thời kỳ quá độ, nhà nước đã chủ trương “ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”. Từ năm này đến cuối năm 1964 khi Mỹ bắt đầu ném bom, cả miền Bắc là đại công trường nhộn nhịp.
  • Hà Nội tuyển dụng 253 viên chức ngành giáo dục
    UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành Thông báo số 1052/TB-UBND ngày 11/10/2024 về việc tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Thanh Xuân.
  • Quán quân Đường lên đỉnh Olympia muốn trở thành lập trình viên máy tính
    Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 mơ ước trở thành một lập trình viên máy tính để đóng góp thật nhiều cho xã hội, cho sự phát triển công nghệ ở Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
  • Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan để mang đến cho du khách tham quan có cơ hội bước vào một thế giới văn hóa, lịch sử và công nghệ hòa quyện độc đáo, thú vị.
  • Mùa ấy có theo về
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa ấy có theo về của tác giả Trần Gia Thái nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Hội Nhà văn Việt Nam ký kết hợp tác với Viện Văn học Pakistan
    Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
  • Phát huy sức lan tỏa mạnh mẽ qua phong trào "Dân vận khéo" Thủ đô
    Ngày 15/10, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức trao giải Hội thi “Dân vận khéo” Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • [Podcast] Phở Hà Nội – Từ gánh hàng rong đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Không biết phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng. Nhà văn Thạch Lam trong “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” viết: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”... Vừa qua, phở Hà Nội vừa được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trái tim Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO