Chuyển động Hà Nội

Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các “Giao lộ sáng tạo”

Thụy Phương 11:28 21/10/2024

Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 giới thiệu một hình thức trải nghiệm mới hướng đến công chúng tham gia, đó là bố trí không gian lễ hội theo tuyến, giúp khai mở những giao điểm sáng tạo xuyên lịch sử và đa thế hệ, gắn chặt với các công trình di sản đặc sắc có tính biểu tượng của Hà Nội.

Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới

Tuyến lễ hội có lẽ còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng là hình thức tổ chức lễ hội phổ biến ở khá nhiều thành phố trên thế giới. Hình thức mới mẻ này sẽ giúp kết nối thêm nhiều hoạt động, sự kiện sáng tạo, thu hút các cộng đồng sáng tạo, từng bước định hình một hình thức tổ chức lễ hội đặc sắc và bài bản. Thiết kế lễ hội theo tuyến giúp gia tăng sự tích cực tham gia, khuyến khích sự tìm hiểu và tự do lựa chọn của người trải nghiệm.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ khai thác tuyến trung tâm là Quảng trường Cách mạng tháng Tám với hai trục Bắc Nam (phố Lý Thái Tổ - phố Lê Thánh Tông) và Đông Tây (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền, liên kết các công trình kiến trúc nổi bật, gắn liền với lịch sử Thủ đô Hà Nội, kết hợp với các hoạt động trên các tuyến phố, vườn hoa trong khu vực, tạo ra một cuộc đối thoại mới mẻ và giàu ý nghĩa giữa kiến trúc, lịch sử, ký ức cộng đồng với các không gian di sản tinh hoa.

Tuyến trải nghiệm “Giao lộ Sáng tạo” kết nối nhiều công trình và không gian, ký ức cộng đồng.

Trên tuyến chính, công chúng sẽ được tham gia hơn 100 hoạt động, sự kiện sáng tạo. Trong đó, Cung thiếu nhi - địa điểm diễn ra nhiều hoạt động của Lễ hội - lấy ý tưởng chính là “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” sẽ bao gồm các hoạt động sáng tạo như: sắp đặt, sáng tạo, công trình biểu tượng, triển lãm, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật.

Điểm nhấn trên tuyến "Giao lộ sáng tạo" còn là cụm tác phẩm kiến trúc, sắp đặt, ánh sáng… ở tòa nhà 19 Lê Thánh Tông - Đại học Quốc gia hứa hẹn những trải nghiệm sâu sắc về lịch sử kiến trúc Đông Dương, Việt Nam và những nghiên cứu để kế thừa phát triển các di sản đó.

Lễ hội còn có các công trình pavilion “Hành lang Ấu Trĩ” tại Cung Thiếu nhi, pavilion “Dòng” tại Bắc Bộ Phủ và Vườn hoa Diên Hồng, pavilion “Bảo tàng lịch sử tương lai” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Cùng với đó là trưng bày về các không gian sáng tạo, các hoạt động triển lãm – trưng bày – sắp đặt nghệ thuật, các buổi biểu diễn nghệ thuật, và nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo khác.

Cung Thiếu nhi Hà Nội - địa điểm diễn ra nhiều hoạt động của Lễ hội Lễ hội năm nay.

Bên cạnh đó, các tuyến phố Ngô Quyền, Nguyễn Xí, Tràng Tiền - những tuyến phố thương mại sầm uất của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; các trung tâm biểu diễn, đào tạo nghệ thuật như Cung Thiếu nhi, Rạp Công nhân…; các không gian triển lãm, các cơ quan ngoại giao… chính là những yếu tố cộng hưởng nhằm thu hút khách tham gia lễ hội.

Dịp này, thành phố cũng kêu gọi rộng rãi các đơn vị, tổ chức, cá nhân nằm trên tuyến trải nghiệm "Giao lộ sáng tạo" hưởng ứng bằng các hoạt động đa dạng như trưng bày, sắp đặt… đồng thời khuyến khích sự tham gia cộng hưởng của các không gian sáng tạo, các không gian di sản văn hóa, các làng nghề truyền thống trên các quận, huyện toàn thành phố nhằm tạo sự phong phú cho hoạt động lễ hội, vừa lan tỏa tinh thần sáng tạo tới cộng đồng.

Đối thoại liên thế hệ, kết nối giữa lịch sử và tương lai

Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mong muốn gia tăng hiểu biết, lòng tự hào và tinh thần gắn kết với lịch sử Hà Nội cho công chúng, qua đó thúc đẩy sự đóng góp cho hoạt động sáng tạo và phát triển thành phố.

Tham gia Lễ hội, công chúng được khám phá và tham gia những đối thoại mới trên nền tảng lịch sử, ký ức cộng đồng và các công trình di sản đặc sắc.

Bên cạnh các công trình di sản đô thị mang kiến trúc Pháp thường xuyên mở cửa đón du khách như Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thì lần đầu tiên tại Lễ hội, người dân có thể tham quan, tìm hiểu các di sản đô thị khác như: Bắc Bộ Phủ - nơi ghi dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên tại Hà Nội năm 1945; Nhà hát Lớn - địa điểm gắn với cuộc mít tinh ra mắt Mặt trận Việt Minh, một trong những cuộc duyệt binh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân, nơi Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ Chính phủ…; Đại học Tổng hợp vốn trước Cách mạng tháng Tám là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương.

Đến với Lễ hội công chúng sẽ có cơ hội được “chạm” vào các di sản ngủ yên. Ví dụ như công trình pavilion “Dòng” sẽ đưa công chúng đi từ một không gian “mở” (Vườn hoa Diên Hồng) đến không gian “đóng” (bên trong Bắc Bộ Phủ), đến cuối tuyến là một không gian kiến trúc như một dòng chảy lịch sử quấn quanh những công trình di sản, kết nối di sản với hiện tại.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được lựa chọn làm bối cảnh cho một trong những pavillon điểm nhấn của Lễ hội năm nay.

Pavillion “Bảo tàng Lịch sử tương lai” sẽ là nơi trưng bày thông tin lịch sử, quá trình xây dựng và kiến trúc của bảo tàng cũng như các công trình di sản khác, trưng bày các mô hình công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở các tỷ lệ khác nhau. Thông qua đó, truyền tải thông điệp cần lưu giữ và khơi gợi niềm tự hào, tình yêu với Hà Nội cùng mong muốn trân trọng những giá trị hiện tại đến với thế hệ sau.

Lễ hội cũng đề cao vai trò của thiếu nhi và thanh niên trong vai trò kiến tạo thế giới và phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo trong tương lai; đề xuất những cách thức kế thừa và tiếp nối những giá trị mà thế hệ trước để lại nhằm tạo nên cuộc đối thoại liên thế hệ giữa tinh thần sáng tạo xưa và nay. Việc Cung Thiếu nhi Hà Nội được lựa chọn làm nơi tổ chức các hoạt động chính của Lễ hội và được xem là “trái tim” lễ hội, đã cho thấy sự đề cao vai trò của thế hệ trẻ gắn liền với địa điểm này từ nhiều thập kỷ nay.

Tại Cung Thiếu nhi Hà Nội có rất nhiều hoạt động thu hút sự tham gia tương tác của giới trẻ. Tại đây, công trình pavilion “Hành lang Ấu Trĩ” trở thành một không gian để kết nối, tạo điều kiện cho cả trẻ con và người lớn, những lớp thế hệ khác nhau đều có cơ hội để chơi, để xem trưng bày, để học hỏi, để trò chuyện và tương tác. Hay, triển lãm "Không gian đập thở - Thời gian tăm tích” kết hợp trình chiếu chuỗi phim, video và sắp đặt tương liên với kiến trúc tạo thành trải nghiệm thị giác đặc biệt, đưa đến người xem những suy tưởng về cuộc sống, quá khứ và giá trị tốt đẹp đã từng có.

Theo Ban tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đang tích cực tạo ra một cuộc đối thoại liên thế hệ, kết nối giữa lịch sử và tương lai, hướng đến thế hệ trẻ, làm nổi bật tinh thần sáng tạo xưa và nay./.

Bài liên quan
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hứa hẹn trải nghiệm thú vị tại các "giao lộ sáng tạo"
    Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 – 17/11/2024 bao gồm gần 100 hoạt động sáng tạo. Điểm nhấn là các công trình biểu tượng, sắp đặt mô hình không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm – trưng bày, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, các tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước thuộc lĩnh vực sáng tạo...
(0) Bình luận
  • Phường Phú Thượng kiện toàn tổ chức Đảng phù hợp mô hình chính quyền mới
    Ngày 09/7/2025, Đảng ủy phường Phú Thượng tổ chức Hội nghị công bố và trao các Quyết định thành lập các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc nhằm kiện toàn tổ chức Đảng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Hà Nội quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ, tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên mới
    Chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã biểu quyết thông qua “Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025”. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để Hà Nội hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, tạo động lực và nền tảng để Thủ đô tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 4)
    Triển khai các công việc theo thẩm quyền và tham gia hoạt động chung của Thành phố; công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri là một trong các hoạt động trọng tâm, trọng điểm của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI thời gian qua. Và, các hoạt động này của HĐND thành phố Hà Nội đã được triển khai hiệu quả.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 3)
    Thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND Thành phố, căn cứ tình hình thực tiễn, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã chỉ đạo, triển khai chương trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND Thành phố bảo đảm đúng luật và tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, được triển khai linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố, địa phương.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 2)
    Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao, trong 6 tháng năm 2025, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã tổ chức các kỳ họp rất thành công và hiệu quả. Thông qua các hoạt động của HĐND thành phố Hà Nội đã khẳng định là hình mẫu tiêu biểu của cả nước, và HĐND thành phố thể hiện rõ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, luôn bám sát các chủ trương của Trung ương và Thành ủy, kịp thời thể chế hóa thành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các “Giao lộ sáng tạo”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO