Chuyển động Hà Nội

TP. Hà Nội: đồng loạt khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại 4 huyện

Kim Thoa 22/06/2023 09:33

Thực hiện Kế hoạch số 107/KH-UBND Thành phố về tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội. Ngày 25/6, thành phố Hà Nội tổ chức lễ khởi công dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô. Vành đai 4 được kỳ vọng đưa vào sử dụng năm 2027, hướng tới việc tạo không gian kết nối liên vùng.

Theo đó, thời gian khởi công bắt đầu từ 06h30 phút, ngày 25/6/2023.

Lễ khởi công đồng loạt tại 4 vị trí, trong đó:

Vị trí khởi công số 1: là điểm cầu chính tại vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với đường gom Đại lộ Thăng Long (tại lý trình Km28+900 đường Vành đai 4, tương ứng Km12+6 đường gom Đại lộ Thăng Long), xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Vị trí khởi công số 2: tại vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với Quốc lộ 2, lý trình Km1+445, thuộc địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Vị trí số 3: tại vị trí giao trục phía Nam tại KM45+700, thuộc địa phận xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Vị trí khởi công số 4: vị trí đường giao Vành đai 4 với Quốc lộ 1A cũ (tại Km52+600 đường Vành đai 4 tương ứng Km190+270 đường Quốc lộ 1A), xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).

Đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội có chiều dài 112,8 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
TP. Hà Nội: đồng loạt khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại 4 huyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO